0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 06/03/2024 14:47 (GMT+7)

Trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới

Theo dõi KT&TD trên

Theo báo cáo mới nhất của VIS Rating về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), triển vọng tín dụng năm 2024 được kỳ vọng sẽ phát triển.

Trong nửa đầu năm 2023 “đóng băng”, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã “hạ cánh mềm” với tổng giá trị phát hành gần 310.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2022. Hoạt động phát hành TPDN hồi phục mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2023 khi chiếm hơn 2/3 giá trị phát hành của cả năm.

Bước sang năm 2024, thị trường TPDN được dự đoán ở điểm đảo chiều cho một giai đoạn phát triển mới.

Ông Nguyễn Lý Thanh Lương - Trưởng nhóm phân tích của VIS Rating cho hay, lượng trái phiếu có rủi ro cao trong năm 2024 là 40 nghìn tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với năm 2023. Phần lớn trái phiếu có rủi ro cao thuộc về các doanh nghiệp liên quan đến khối Bất động sản hoặc ây dựng.

Ông Nguyễn Đình Duy (Giám đốc, Chuyên gia phân tích cao cấp – VIS Rating) cũng chỉ ra rằng có hơn 60% giá trị trái phiếu rủi ro cao trong năm 2024 đến từ các doanh nghiệp được thành lập chỉ để huy động vốn (SPEs), không có hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ rất yếu và có liên quan đến các nhóm doanh nghiệp đang gặp khó khăn đã chậm trả gốc/lãi.

Trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới

Theo các chuyên gia của VIS Rating, “tâm lý thị trường chung cải thiện cùng với việc thực hiện các quy định chặt chẽ hơn đối với các bên tham gia thị trường sẽ hỗ trợ hoạt động phát hành trái phiếu, đẩy mạnh thanh khoản thị trường và phát triển chiều sâu của thị trường trái phiếu nội địa trong năm 2024”.

Từ tháng 1/2024, những quy định còn lại của Nghị định 65 đã có hiệu lực, bao gồm đăng ký giao dịch bắt buộc, quy định chặt chẽ hơn đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, và xếp hạng tín nhiệm bắt buộc.

“Dưới các quy định của Nghị định 65, các tổ chức phát hành (TCPH) trái phiếu riêng lẻ sẽ cần công bố thông tin kịp thời hơn về tình hình sử dụng vốn từ trái phiếu phát hành, tình hình thanh toán gốc lãi trái phiếu, tình hình tài chính của TCPH.

Điều này sẽ giúp tăng cường minh bạch trên thị trường trái phiếu riêng lẻ, đặc biệt là tăng cường trách nhiệm về tính pháp lý của các công bố thông tin của TCPH tới nhà đầu tư, mục đích sử dụng vốn, và nghĩa vụ thanh toán của TCPH”, các chuyên gia của VIS Rating nhận định.

Theo các chuyên gia của VIS Rating, “tâm lý thị trường chung cải thiện cùng với việc thực hiện các quy định chặt chẽ hơn đối với các bên tham gia thị trường sẽ hỗ trợ hoạt động phát hành trái phiếu, đẩy mạnh thanh khoản thị trường và phát triển chiều sâu của thị trường trái phiếu nội địa trong năm 2024”.

Từ tháng 1/2024, những quy định còn lại của Nghị định 65 đã có hiệu lực, bao gồm đăng ký giao dịch bắt buộc, quy định chặt chẽ hơn đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, và xếp hạng tín nhiệm bắt buộc.

“Dưới các quy định của Nghị định 65, các tổ chức phát hành (TCPH) trái phiếu riêng lẻ sẽ cần công bố thông tin kịp thời hơn về tình hình sử dụng vốn từ trái phiếu phát hành, tình hình thanh toán gốc lãi trái phiếu, tình hình tài chính của TCPH.

Trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới

Điều này sẽ giúp tăng cường minh bạch trên thị trường trái phiếu riêng lẻ, đặc biệt là tăng cường trách nhiệm về tính pháp lý của các công bố thông tin của TCPH tới nhà đầu tư, mục đích sử dụng vốn, và nghĩa vụ thanh toán của TCPH”, các chuyên gia của VIS Rating nhận định.

Xếp hạng tín nhiệm (XHTN) cũng sẽ trở thành một nguồn thông tin bổ sung quan trọng cho nhà đầu tư và các bên tham gia thị trường khi đánh giá về các doanh nghiệp chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn, vốn thường hạn chế công bố thông tin ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, nhu cầu phát hành để bổ sung vốn của nhóm ngân hàng và các công ty bất động sản sẽ dẫn dắt phát hành trái phiếu mới hồi phục trong năm 2024.

Đối với nhóm Ngân hàng, quy định chặt chẽ hơn về tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ thúc đẩy ngân hàng phát hành trái phiếu nhiều hơn để bổ sung cơ cấu nguồn vốn dài hạn của mình.

Ngoài ra, ngân hàng hàng năm thường phát hành mới đủ để bù đắp lượng trái phiếu mua lại và đáo hạn trong năm. Do đó, theo VIS Rating, trong môi trường lãi suất thấp, ngân hàng sẽ có động lực để mua lại và phát hành trái phiếu có lãi suất hấp dẫn hơn.

Trong khi đó, với đà phục hồi từ nửa cuối năm 2023, hoạt động phát hành TPDN của các doanh nghiệp Bất động sản sẽ tiếp tục khởi sắc trong năm 2024. VIS Rating kỳ vọng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Bất động sản sẽ cao hơn trong năm 2024 khi các rào cản pháp lý được giảm bớt và cấp phép dự án được khôi phục trở lại, với các bộ luật bất động sản có hiệu lực kể từ năm 2024.

Thanh Cao

Bạn đang đọc bài viết Trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.