0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 16/01/2024 12:03 (GMT+7)

Công nghệ định hình lại hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Theo dõi KT&TD trên

Bán hàng đa kênh vẫn rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, trong khi AI được chứng minh là có nhiều hữu ích cho cả người bán lẫn người mua. Điều đó cho thấy, công nghệ đang tiếp tục làm mới ngành bán lẻ và có thể sẽ định hình lại các hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Bán lẻ châu Á tổ chức tại Singapore hồi cuối năm 2023, các chuyên gia trong ngành, cho rằng các nhà bán lẻ Đông Nam Á sẽ phải bắt kịp những thay đổi của thị trường do công nghệ thúc đẩy để duy trì tính cạnh tranh và thích ứng hơn trong một lĩnh vực đang phát triển rất nhanh này.

Công nghệ định hình lại hành vi mua sắm của người tiêu dùng
Công nghệ đang cải thiện toàn bộ hệ sinh thái của ngành bán lẻ, nhưng việc lựa chọn công nghệ phù hợp với đúng người, đúng mô hình sẽ tạo ra sự khác biệt.

Tương lai bán lẻ tại Đông Nam Á

Thực tế, cho thấy lĩnh vực bán lẻ ở Đông Nam Á đã phát triển vượt bậc trong ba thập kỷ qua, phát triển từ một thị trường bị thống trị bởi các cửa hàng truyền thống từ những năm 1990, nhưng đến thời điểm hiện tại, ngành bán lẻ đã vươn mình lớn hơn, nhất là với chiến lược bán lẻ đa kênh (Omni-chanel) vốn đang thịnh hành và phát triển mạnh mẽ.

Omni-channel là mô hình tiếp cận đa kênh để tiếp thị, bán hàng và phục vụ khách hàng theo cách tạo ra những trải nghiệm tích hợp, bất kể khách hàng đang ở đâu, lúc nào và sử dụng kênh nào. Đây đang là một xu hướng nổi bật trong marketing mà nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu và triển khai. Theo Giám đốc điều hành YCP Solidiance (Myanmar), ông Shin Thant Aung, cho biết: “Omni-Chanel có nghĩa là kết hợp trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến với nhiều kênh khác nhau, giúp tạo ra một trải nghiệm liền mạch từ ngoại tuyến đến trực tuyến, từ nhận thức của khách hàng cho đến những thay đổi của các nhà bán lẻ trong không gian chuyển đổi kỹ thuật số”.

Trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á đang không ngừng phát triển, bán lẻ truyền thống và hiện đại đang hội tụ để xác định lại bản sắc thương mại của khu vực thông qua các nền tảng dịch vụ được bản địa hóa và các sáng kiến ​​kỹ thuật số của chính phủ. Các yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 19,30% là sự gia tăng của các tiến bộ công nghệ.

Tương lai bán lẻ của Đông Nam Á được đặc trưng bởi sự giao thoa giữa thương mại truyền thống và hiện đại, được thúc đẩy bởi dân số có khả năng phục hồi và hiểu biết về kỹ thuật số trong khu vực. Đáng chú ý, mua sắm giải trí và thương mại xã hội đang ngày càng trở nên nổi bật, nó mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm trong một không gian bán lẻ giàu tính tương tác và thú vị hơn. Các nhà bán lẻ cũng đang được khuyến khích nâng cao khả năng dữ liệu và phát triển các chương trình khách hàng thân thiết để tạo điều kiện cho việc cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng.

Mặc dù hành vi mua sắm của người tiêu dùng Đông Nam Á được đặc trưng bởi các chuyến đi mua sắm thường xuyên, nhỏ hơn và ưa thích sự thuận tiện, song điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành bán lẻ quy mô nhỏ, như các siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi, nhất là sự hiện diện của các mô hình này tại nơi tập trung đông dân cư.

Thực tế cho thấy, các cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ liên tục được mở rộng và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Chẳng hạn như ở Indonesia, các mô hình cửa hàng này đã tăng từ khoảng 26% (tương đương 1,2 tỷ USD) năm 2008 lên mức đáng kể 73% vào năm 2022 (tương đương 16,6 tỷ USD). Sự tăng trưởng này nhấn mạnh tầm quan trọng trong nỗ lực của các nhà bán lẻ nhằm đáp ứng sở thích địa phương và các lựa chọn hướng đến sự thuận tiện cho người tiêu dùng.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn cầu trong lĩnh vực bán lẻ được dự đoán sẽ tăng trưởng gấp đôi, từ trị giá 700 tỷ USD lên 1.700 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2028. Cùng với những tiến bộ công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo, giới phân tích cho rằng các nhà bán lẻ cần phải chọn công nghệ phù hợp nhất để tích hợp vào hoạt động kinh doanh của mình.

Chẳng hạn, với công nghệ AI, chỉ riêng trong lĩnh vực bán lẻ, công nghệ này dự kiến ​​sẽ phát triển để trở thành thị trường có trị giá 31 tỷ USD vào năm 2028, gấp hơn bốn lần quy mô 8 tỷ USD trong năm 2023, khi nhiều nhà bán lẻ tích hợp công nghệ này để tăng cường hoạt động kinh doanh. Bởi, theo các chuyên gia, AI sẽ giúp các nhà bán lẻ tối ưu hoá hoạt động, từ phân tích dữ liệu, hàng tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng, cho đến trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.

Trong khi đó, công nghệ chuỗi khối có thể hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng và đảm bảo giao dịch được an toàn. Còn với công nghệ thực tế ảo, nó có thể giúp khách hàng hình dung sản phẩm trong trải nghiệm kỹ thuật số phong phú tại các cửa hàng.

Khi ngành bán lẻ Đông Nam Á tiến tới tương lai kỹ thuật số, chìa khóa thành công nằm ở chiến lược địa phương hóa, tiến bộ công nghệ và cách tiếp cận lấy người tiêu dùng làm trọng tâm để đáp ứng sở thích đa dạng của thị trường vốn năng động này.

Ưu tiên công nghệ vì khách hàng, nhân viên

Chẳng hạn như việc sử dụng chatbot AI để trả lời các câu hỏi chung của khách hàng nhanh hơn và giải quyết khối lượng lớn các nhiệm vụ đơn giản, dư thừa. Hay nhờ AI để hình thành các trung tâm cuộc gọi sẽ giúp xử lý các truy vấn phức tạp và có sẵn AI để giúp các tổng đài viên cải thiện khả năng phản hồi với khách hàng nhanh hơn....

Đó là điều mà các công nghệ như AI đang làm thay đổi hoạt động bán lẻ cũng như tăng sự tương tác hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để mọi hoạt động được thông suốt cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh cho các nhà bán lẻ, giới chuyên gia, cho rằng cần phải nâng cao và đào tạo lại kỹ năng, đồng thời đảm bảo lực lượng lao động hiểu được lý do căn bản và lợi ích của công nghệ tự động hóa.

Điều quan trọng là các nhà bán lẻ cần nhận ra rằng sự thay đổi là hằng số duy nhất. Với tư duy cởi mở và khả năng nắm bắt công nghệ mới. Vẫn biết rằng công nghệ mới không thể thay thế người lao động, mà quan trọng là các nhà bán lẻ cần trang bị cho nhân viên của mình một bộ kỹ năng bổ sung cần thiết để giúp họ làm việc hiệu quả hơn, tham gia nhiều hơn, thực hiện công việc tốt hơn.

Rõ ràng, bối cảnh bán lẻ đang thay đổi nhanh chóng bởi những tiến bộ của công nghệ. Những ảnh hưởng của các loại công nghệ này đang tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đến nhu cầu và yêu cầu về thời gian giao hàng, đến việc trưng bày sản phẩm cũng như quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua tốt hơn.

Đó chính là lợi thế, và xu hướng này sẽ tiếp tục định hình lại câu chuyện bán lẻ không chỉ riêng ở Đông Nam Á, châu Á mà là trên toàn cầu.

Giúp khách hàng khỏi choáng ngợp trước quá nhiều lựa chọn

Giám đốc phát triển quan hệ đối tác chiến lược về thương mại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Google, bà Risa de Sagun, cho biết nghiên cứu gần đây của họ cho thấy hầu hết người mua hàng phải vật lộn với tình trạng tê liệt quyết định sau khi bị choáng ngợp với vô số lựa chọn và thông tin có sẵn trên không gian internet.

Những lo ngại về thông tin sai lệch và khả năng gian lận cũng đang ngăn cản người mua hàng tiếp tục mua hàng trực tuyến ngay lập tức, một xu hướng càng trở nên trầm trọng hơn do tâm lý vốn đã yếu kém của người tiêu dùng đối với nền kinh tế hiện nay.

Bà Risa de Sagun, cho biết chúng tôi phát hiện ra rằng cứ ba người tiêu dùng ở Đông Nam Á thì có một người không mua hàng đó vì họ cảm thấy lo lắng hoặc hoài nghi rằng đó không phải là lựa chọn đúng đắn.

“Khoảng cách về niềm tin ngày càng tăng, khi người tiêu dùng đang phải vật lộn để thoát khỏi những cảm giác hoài nghi đó, nhưng đó cũng chính là cơ hội để các nhà bán lẻ sẵn sàng hỗ trợ”, bà Sagun chia sẻ.

Nhìn chung, các nhà phân tích và chuyên gia đều chỉ ra rằng công nghệ đang cải thiện toàn bộ hệ sinh thái của ngành bán lẻ, nhưng việc lựa chọn công nghệ phù hợp với đúng người, đúng mô hình sẽ tạo ra sự khác biệt.

Do đó, nếu các nhà bán lẻ quan tâm đến công nghệ hơn, và để cạnh tranh tốt hơn, không có gì khác ngoài việc tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra những sản phẩm tốt, phục vụ và làm hài lòng khách hàng của mình.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ định hình lại hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.
Mocktail: Linh hồn của những bữa tiệc không cồn
Đồ uống luôn đóng vai trò quan trọng, giúp kết nối mọi người và nâng cao không khí vui tươi. Nhưng không phải ai cũng thích hoặc có thể sử dụng đồ uống có cồn. Đó là lý do Mocktail - cocktail không cồn ra đời và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” trong các buổi tiệc hiện đại.
Giai điệu mới cho câu chuyện nông sản Việt
"Giải cứu nông sản" - cụm từ từng gây nhức nhối, ám ảnh bao người nay đã dần được thay thế bằng "tự hào nông sản Việt". Đâu là bí quyết cho sự thay đổi ngoạn mục này? Câu trả lời nằm ở chính những nỗ lực phi thường của các doanh nghiệp Việt, cùng sự hỗ trợ đắc lực từ nền tảng TikTok.

Tin mới

Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.