0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 15/10/2024 09:10 (GMT+7)

Tiếp tục tập trung khai thác hiệu quả các FTA, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu

Theo dõi KT&TD trên

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác có hiệu quả các FTA Hiệp định định, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu của nước ta đã và sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội và sức ép cạnh tranh mới.

Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng năm 2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực. Báo cáo Tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 9 năm 2024 cho thấy, cán cân thương mại tháng 9/2024 tiếp tục thặng dư khoảng 2,29 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu của nước ta trong 9 tháng năm 2024 khoảng 20,79 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 22,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,38 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 38,17 tỷ USD. Tính theo khu vực thị trường, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 78,5 tỷ USD tăng 31% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 20,8%; xuất siêu sang Nhật Bản ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 28,8%.

Xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2020 | Tạp chí Quản lý nhà nước

Trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 65,81 tỷ USD, mặc dù giảm 8% so với tháng trước nhưng vẫn tăng tới 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sơ bộ đạt 34,05 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước và tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,39 tỷ USD, giảm 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,66 tỷ USD, giảm 8,1%. Tính chung 9 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 11%), trong đó xuất khẩu tăng 15,4% (cùng kỳ giảm 8,2%); nhập khẩu tăng 17,3% (cùng kỳ giảm 13,9%). Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8%

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2024 sơ bộ đạt 34,05 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,39 tỷ USD, giảm 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,66 tỷ USD, giảm 8,1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 sơ bộ tăng 10,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 16,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 8,8%.

Trong quý III/2024, kim ngạch xuất khẩu sơ bộ đạt 108,6 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 10,6% so với quý II/2024.

Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 83,47 tỷ USD, tăng 20,7%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 216,16 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 72,1%. Qua đó cho thấy tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước, khi tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này cao gần gấp đôi so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, trong 9 tháng, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).

Về xuất khẩu các nhóm hàng: xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 03 nhóm hàng, cụ thể:

+ Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản sơ bộ đạt 28,8 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong nhóm này, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: hạt tiêu tăng 45%; cà phê tăng 37,8%; gạo tăng 23%; chè các loại tăng 31,9%; rau quả tăng 33,9%; nhân điều tăng 21,7%.

+ Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo sơ bộ đạt 253,9 tỷ USD, chiếm 84,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 giảm 9,6%). Kim ngạch xuất khẩu của nhiều nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số, trong đó có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: sản phẩm chất dẻo tăng 30,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 21,5%; hàng dệt và may mặc tăng 8,9%; giầy dép các loại tăng 12,5%; sắt thép các loại tăng 14,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 27,4%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 30%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 22%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 7,2%...

+ Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2024: Kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta đều có sự phục hồi tích cực và đạt mức tăng trưởng cao. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,4 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 17,6%); tiếp đến là thị trường Trung Quốc ước đạt 43,56 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 2%); thị trường EU ước đạt 38,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 8,2%); Hàn Quốc ước đạt 18,9 tỷ USD, tăng 7% (cùng kỳ năm 2023 giảm 5,1%); Nhật Bản ước đạt 18 tỷ USD, tăng 4,7% (cùng kỳ năm 2023 giảm 3%).

Về nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2024 sơ bộ đạt 31,76 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước nhưng tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,94 tỷ USD, giảm 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,82 tỷ USD, giảm 3,6%.

Tính chung 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 100,85 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 177,99 tỷ USD, tăng 16,5%.

Trong 9 tháng năm 2024 có 40 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,5% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 45%).

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: Cùng với sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu trong 9 tháng năm 2024 nên cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng có sự chuyển biến khi chiếm 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là nhóm hàng cần nhập khẩu (trong đó bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước), với kim ngạch sơ bộ đạt 248 tỷ USD, tăng tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sơ bộ đạt 79,1 tỷ USD, tăng tới 25,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 1,5%); tiếp đến là kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt tỷ 35,4 tỷ USD, tăng 16,6% (cùng kỳ năm trước giảm 11,1%). Tương tự, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng khá cao như: thép các loại tăng 18,9%; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,1%; nguyên phụ liệu dệt may, da giầy tăng 18,3%; vải các loại tăng 14,3%.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu trong 9 tháng sơ bộ đạt gần 15 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng cao nhất là kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện, tăng 19,6%; Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh tăng 17,1% và rau quả tăng 14%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch sơ bộ đạt 105 tỷ USD, chiếm gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng tới 32,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 13,6%); tiếp theo là Hàn Quốc ước đạt 41,46 tỷ USD, tăng 8,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 20,1%); ASEAN đạt 33,8 tỷ USD, tăng 12,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,5%); Nhật Bản đạt 16 tỷ USD, tăng 2,4%; EU đạt 12,2 tỷ USD, tăng 9,8%; Hoa Kỳ đạt 10,9 tỷ USD, tăng 6,2%.

Tiếp tục tập trung khai thác hiệu quả các FTA

Dự báo, trong những tháng cuối năm 2024, hoạt động sản xuất và thương mại của nước ta, nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ tiếp tục có cả những thuận lợi và thách thức. Nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ và EU sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, hàng tiêu dùng, và dệt may (các nhà bán lẻ toàn cầu tăng cường dự trữ hàng hóa cho các dịp lễ lớn). Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn khi các đơn hàng xuất khẩu được dịch chuyển từ Bangladesh. Thị trường các FTA tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư… Tuy nhiên, diễn biến địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, yếu tố rủi ro, bất định, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu và Trung Đông. Các nước phát triển quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề phát triển bền vững, an toàn cho người tiêu dùng tạo nên những tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu...

Theo đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra từ nay đến hết năm là tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng. Tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm củng cố thể chế về phòng vệ thương mại hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Tiếp tục nâng cao việc sử dụng hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và hỗ trợ hiệu quả các ngành xuất khẩu của Việt Nam ứng phó hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Bạn đang đọc bài viết Tiếp tục tập trung khai thác hiệu quả các FTA, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

VinFast Minio Green – xe nhỏ hiện thực hóa giấc mơ ô tô
Giá mềm hơn những mẫu xe xăng rẻ nhất thị trường tới cả trăm triệu đồng trong khi chỉ cần chuẩn bị 50 triệu đồng để có xe, Minio Green giúp người trẻ nhận ra, cơ hội lên đời 4 bánh chưa bao giờ dễ dàng đến thế.
Xu hướng quán bar 2025: Thế giới đồ uống đang thay đổi như thế nào?
Ngành công nghiệp quán bar đang bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ với sự bùng nổ của đồ uống không cồn, cocktail chức năng, công nghệ pha chế hiện đại và trải nghiệm nhập vai. Những xu hướng này không chỉ định hình phong cách sống mà còn mở ra tương lai mới cho thế giới đồ uống.
Ngành chè Việt trước làn sóng matcha: Thách thức và cơ hội
Cơn sốt matcha toàn cầu mở ra cơ hội lớn cho ngành chè Việt Nam, nhưng để tận dụng, cần vượt qua thách thức về công nghệ, thương hiệu và chế biến sâu. Liệu Việt Nam có thể vươn lên và cạnh tranh với Nhật Bản trong thị trường tiềm năng này?

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.