0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 08/08/2023 09:31 (GMT+7)

Doanh nghiệp Việt tận dụng hiệu quả các FTA nhằm đưa hàng Việt tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo dõi KT&TD trên

Việt Nam hiện đã đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế.

Doanh nghiệp Việt tận dụng hiệu quả các FTA nhằm đưa hàng Việt tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. (Ảnh minh họa)  
Doanh nghiệp Việt tận dụng hiệu quả các FTA nhằm đưa hàng Việt tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 4 đối tác chiến lược toàn diện, 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện).

Cùng đó, Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

Hiện Việt Nam cũng đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Việc Việt Nam ký kết, tham gia nhiều FTA đã giúp nâng cao giá trị xuất khẩu, cán cân thương mại được cải thiện theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Theo Bộ Công Thương, năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với mức thặng dư gần 12 tỷ USD. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 15,23 tỷ USD, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Mặc dù các FTA đã nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt khi thâm nhập thị trường quốc tế, tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn thực hiện gia công hoặc xuất khẩu nguyên liệu, chưa xây dựng được thương hiệu tại thị trường quốc tế. Bên cạnh đó việc phát triển thương mại quốc tế vẫn dựa vào các yếu tố bề rộng, thiếu sự đóng góp của các yếu tố chiều sâu như năng suất lao động, hàm lượng tri thức, công nghệ.

Dưới góc độ là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực của TP Hà Nội, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Vũ Thanh Sơn nêu rõ, các FTA đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông sản, chế biến thủy, hải sản tiếp cận được thị trường quốc tế. Đặc biệt việc mở rộng thị trường xuất khẩu còn là cơ hội để doanh nghiệp tham gia vào tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy do dịch Covid-19.

Giới chuyên gia kinh tế nhận định, việc ký kết các FTA giúp kinh tế Việt Nam thay đổi tích cực trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng của dịch Covid -19 và các xung đột kinh tế, chính trị. Đồng thời tạo cơ hội cho nông sản Việt giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Đặc biệt FTA trở thành “đòn bẩy”, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp toàn diện, gắn liền với yếu tố xanh, sạch.

Để tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bền vững, mở rộng thị phần, theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần sớm chuyển đổi theo hướng xây dựng thương hiệu riêng. “Đồng thời cần chuyên môn hóa vào các nhóm hàng đặc chủng mà khi nghĩ đến Việt Nam là người tiêu dùng bản địa nghĩ ngay tới các sản phẩm của chúng ta, ví dụ như giày dép bảo hộ, quần áo đi biển, quần áo trẻ em…”-bà Quỳnh chia sẻ.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, hiện việc tận dụng các ưu đãi từ các FTA của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất ít, chỉ khoảng 30%. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, quy định, chính sách mới của các nước sở tại. Đồng thời cảnh báo sớm các “rào cản” mới của đối tác và các vụ kiện thương mại, giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp có chính sách phù hợp…

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Việt tận dụng hiệu quả các FTA nhằm đưa hàng Việt tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2025
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm nay gồm có Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Viglacera - CTCP, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Cổ phần Vicostone...
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân
Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
DOJI Group đồng hành Festival Huế 2025
Sự đồng hành của Tập đoàn DOJI không chỉ góp phần nâng cao tầm vóc của Festival Huế 2025, mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Câu chuyện thành công của các ông lớn trà sữa
Sự thành công của những thương hiệu trà sữa nổi tiếng không chỉ là kết quả của hương vị độc đáo hay xu hướng thị trường mà còn được định hình bởi chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản. Đây là một hành trình dài hàng chục năm, không ngựa tốc độ tăng trưởng mà lựa chọn một lối đi khác biệt.

Tin mới

Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.