0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 27/07/2023 10:30 (GMT+7)

Hiệp định VIFTA: Cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường

Theo dõi KT&TD trên

VIFTA có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi đây là quốc gia có trình độ công nghệ rất phát triển bao gồm: công nghệ sản xuất, chế biến công nghiệp; công nghệ mới; trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ nông sản xuất nông nghiệp… 

Hơn nữa, đây cũng là quốc gia đang cần rất nhiều sản phẩm làm nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh, lương thực phẩm, thực phẩm.

Hiệp định VIFTA: Cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường.  
Hiệp định VIFTA: Cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Theo đó, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực để Việt Nam có thể đàm phán, ký kết các FTA với rất nhiều đối tác mới; trong đó, FTA với Israel là mới nhất. Đây là tín hiệu đáng mừng và là sự cố gắng lớn của Bộ Công Thương và của toàn ngành thương mại Việt Nam.

Israel là thị trường không đông dân nhưng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng rất lớn, khoảng 25 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn bởi nhiều mặt hàng Israel có nhu cầu mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, da giày, thủy hải sản… Ngược lại, Israel có thế mạnh về công nghệ cao sẽ là điều kiện để Việt Nam bổ sung năng lực sản xuất trong nước.

Hiện tại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Israel chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD và Việt Nam đang nhập siêu. Vì vậy, Hiệp định VIFTA là cơ hội để gia tăng kim ngạch thương mại và cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại ngày càng được mở rộng, rủi ro trong giao thương là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài phải hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp tìm kiếm đối tác có uy tín nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long chia sẻ, VIFTA được đàm phán trong 7 năm, qua 12 lần trao đổi và đã kết thúc đàm phán vào đầu tháng 4 năm nay. Đáng chú ý, việc ký kết VIFTA diễn ra chỉ 3 tháng sau khi tuyên bố kết thúc đàm phán đã thể hiện rõ vai trò tích cực của Bộ Công Thương.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được ký kết ngày 25/7 tại Israel  
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được ký kết ngày 25/7 tại Israel

Israel và Việt Nam đã có quan hệ thương mại từ năm 1994. Qua quá trình đó mối quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển. Việc Việt Nam đã tiếp tục ký kết VIFTA càng làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Thông tin cho thấy, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Israel đang đứng thứ 5, về xuất nhập khẩu đứng thứ 3, sau Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ nên việc Bộ Công Thương chủ động để ký kết VIFTA là rất đáng ghi nhận. Đây cũng là nỗ lực của Bộ Công Thương, nhằm tạo cơ hội, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thế nhưng, mỗi FTA luôn đi kèm giữa cơ hội và thách thức. Với VIFTA cũng phải xem xét tiềm năng của Israel như thế nào để nhận biết cơ hội. Israel là một đất nước nhỏ nhưng lại có một nền kinh tế và hoạt động ngoại thương rất mạnh, thu nhập bình quân đầu người lại rất cao, vào khoảng 55 nghìn USD/năm. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại của Israel bình quân hàng năm khoảng trên 173 tỷ USD; trong đó, nhập siêu là chủ yếu.

Mặt khác, Israel là đất nước diện tích có đến 70% là sa mạc nên nguồn tài nguyên rất khan hiếm. Cũng chính vì điều kiện thiên nhiên của Israel rất khó khăn nên hoạt động thương mại chủ yếu là nhập khẩu, nhất là các mặt hàng tiêu dùng.

Bên cạnh những cơ hội, hội nhập chính là sự cạnh tranh trong bối cảnh năng lực của Việt Nam còn hạn chế, Vì vậy, phải tìm những mặt hàng có lợi thế để tiếp cận và xuất khẩu.

VIFTA là cơ hội rất lớn, mở ra "cánh cửa" cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp Việt biết tận dụng thế mạnh sẽ nâng tầm vị thế của Việt Nam trong hoạt động kinh tế quốc tế.

Mỗi một FTA sẽ đem lại những cơ hội và thách thức khác nhau và với VIFTA, thách thức ở đây là về năng lực cạnh tranh. Trong quá trình đàm phán, ký kết, Bộ Công Thương là đơn vị thay mặt cơ quan Nhà nước tìm ra được những thế mạnh, lợi thế của Việt Nam để ký kết; trong đó, có những điều thực hiện ngay và những điều thực hiện theo lộ trình.

Do vậy, để tận dụng VIFTA hiệu quả, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu những cơ chế, chính sách, thị trường, rào cản thương mại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động trong xúc tiến thương mại, nghiên cứu kỹ thị trường để gia tăng xuất khẩu.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp định VIFTA: Cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.