0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 04/11/2024 10:56 (GMT+7)

Thị trường trà đặc sản Việt Nam: Cơ hội đi cùng thách thức

Theo dõi KT&TD trên

Thị trường trà đặc sản Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đi kèm với không ít thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt và sáng tạo trong chiến lược kinh doanh của mình.

Việt Nam, với lợi thế khí hậu và thổ nhưỡng phong phú, đã trở thành một trong những nước sản xuất trà lớn nhất thế giới. Thị trường trà đặc sản, với sự gia tăng nhu cầu từ cả trong nước và quốc tế, đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng.

Đặc biệt, việt Nam có những vùng trà Shan tuyết hàng trăm năm tuổi – cây trà tạo ra những phẩm trà đặc sản nổi tiếng được ngườ người săn đón. Trà Shan tuyết (hay chè Shan tuyết) là loại trà có búp to màu trắng xám, dưới lá trà có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là trà tuyết. Trà Shan tuyết có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong. Trà được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Mông, Dao. Loại trà này được xem là đặc sản trứ danh của vùng núi Tây Bắc.

Thị trường trà đặc sản Việt Nam: Cơ hội đi cùng thách thức - Ảnh 1

Cây trà Shan là loại cây cổ thụ, mọc cao đến vài mét, khi hái trà phải trèo hẳn lên cây. Có những gốc trà vài người ôm không xuể. Thường nằm ở khu vực có độ cao hơn 1.200m, mây mù bao phủ quanh năm, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tạo cho trà Shan tuyết một chất lượng tốt. Trà Shan tuyết thông thường được canh tác hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất hay phân bón nên được xem là trà sạch.

Trà Shan tuyết cổ thụ đang trở thành một dòng trà đặc sản được ưa chuộng bởi nhiều người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Sản phẩm này được chế biến từ búp chè Shan tuyết, theo tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá, hoàn toàn thu hái và chế biến thủ công bởi người dân tộc Mông, Dao tại các vùng núi cao từ 1.000m trở lên, thuộc các tỉnh như Yên Bái, Sơn La, Hà Giang và Điện Biên. Trà Shan tuyết không chỉ mang lại hương vị đặc sắc mà còn là nguồn thu nhập chính giúp cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc nơi đây.

Với những lợi thế dinh dưỡng vượt trội, trà Shan tuyết cổ thụ đã thu hút sự chú ý của nhiều người yêu trà. Kết hợp với chiến lược quy hoạch và phát triển vùng trà bền vững, cũng như đầu tư vào nhà máy sản xuất hiện đại, thương hiệu trà Shamam đang gây ấn tượng mạnh mẽ trong cộng đồng yêu trà.

Hiện nay, Shamam sản xuất và phân phối nhiều dòng trà nổi tiếng trên thế giới, bao gồm bạch trà, trà xanh, trà đen, hồng trà, trà vàng và trà ép bánh. Mỗi dòng sản phẩm đều có những đặc điểm riêng, chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời giành được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi trà quốc tế.

Thị trường trà đặc sản Việt Nam: Cơ hội đi cùng thách thức - Ảnh 2

Là một trong những hợp tác xã chè xuất khẩu chủ lực, HTX Đại La (Yên Bái) đã gặp phải nhiều thách thức do dịch Covid-19 bùng phát, dẫn đến sự sụt giảm mạnh lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, với kho chứa lớn, HTX đã quyết định tập trung phát triển diện tích chè Shan tuyết cổ thụ tại địa phương một cách đồng đều.

Để đảm bảo sự liên kết bền vững, HTX cam kết bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân tham gia. Đồng thời, các hộ này cũng phải tuân thủ quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ. Mặc dù xuất khẩu gặp khó khăn, HTX đã chuyển hướng sang thị trường nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ thông qua hàng trăm điểm giới thiệu đặc sản tại các xã vùng chè ở Yên Bái, nhờ sự phối hợp với các doanh nghiệp địa phương. Việc này không chỉ giúp bảo tồn sản phẩm chè đặc trưng mà còn tạo cơ hội cho người tiêu dùng trong nước trải nghiệm và thưởng thức những sản phẩm chất lượng cao từ chè Shan tuyết cổ thụ.

Theo các nhà nghiên cứu, lĩnh vực phát triển nhanh nhất hiện nay là “trà đặc sản”, người tiêu dùng đang ngày càng tìm kiếm những trải nghiệm sản phẩm trà chất lượng cao hơn, do vậy ngày càng có nhiều công ty chè châu Âu, châu Mỹ sang châu Á tìm mua trà đặc sản mang đậm bản sắc vùng miền, có nguồn gốc hữu cơ và có nét đặc trưng nhất định. Đây là cơ hội cũng như thách thức lớn cho các doanh nghiệp trà Việt Nam phát triển dòng trà đặc sản tại thời điểm này.

Được biết, thị trường trà trong 10 năm trở lại đây có những phát triển đáng kể. Quy mô thị trường chè được định giá là 52,1 tỷ đô la vào năm 2018 và ước tính sẽ đạt 81,6 tỷ đô la vào năm 2026, đăng ký CAGR 5,8% từ năm 2019 đến 2026. Năm 2018, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa cổ phần trong thị trường chè toàn cầu và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6,5% trong suốt giai đoạn dự báo.

Mặc dù mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, ngành chè đặc sản ở Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Theo Cục Trồng trọt, gần 65% diện tích sản xuất chè hiện nay được trồng theo hình thức nông hộ, với bình quân chỉ khoảng 0,2 ha/hộ. Điều này khiến diện tích trồng chè còn manh mún và khó có thể phát huy hết tiềm năng.

Nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nguyên liệu chè đạt yêu cầu cho chế biến, do chưa áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Năng suất và chất lượng chè chưa cao, trong khi một số địa phương chưa có định hướng phát triển cụ thể cho từng giống chè, điều này hạn chế khả năng thực hiện các cánh đồng lớn.

Mặc dù các doanh nghiệp lớn đã quy hoạch được vùng nguyên liệu cho chè đặc sản, nhưng vẫn có hiện tượng xây dựng các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong việc mua bán nguyên liệu, gây khó khăn trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm.

Để cây chè đặc sản phát triển bền vững, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, các địa phương cần thúc đẩy phát triển mô hình trang trại, tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất, chế biến chè an toàn. Việc tăng cường liên kết giữa sản xuất và chế biến, cũng như đào tạo và tập huấn cho người dân về quy trình sản xuất và chế biến chè bền vững là rất cần thiết. Quy hoạch vùng sản xuất an toàn, gắn liền với các cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu cũng cần được thực hiện để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

Cục Trồng trọt cho biết hiện nay cả nước có khoảng 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, với công suất thiết kế khoảng 5,2 nghìn tấn búp tươi/ngày, sử dụng khoảng 220 nghìn lao động. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến với dây chuyền và thiết bị hiện đại, tạo ra các sản phẩm chè chất lượng cao, phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Việc nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất chè thông qua đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm là một hướng đi quan trọng cho ngành chè đặc sản Việt Nam trong tương lai.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường trà đặc sản Việt Nam: Cơ hội đi cùng thách thức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Phiên giao dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.