0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 27/04/2024 08:19 (GMT+7)

Hàng trăm doanh nghiệp chậm trả nợ, thị trường trái phiếu 2024 'trôi' về đâu?

Theo dõi KT&TD trên

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rơi vào khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 9,9% quy mô GDP nền kinh tế và bằng 7,4% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế

Hàng trăm doanh nghiệp chậm trả nợ, thị trường trái phiếu 2024 'trôi' về đâu?
Ảnh minh 

Dư nợ trái phiếu DN gần bằng 10% GDP

Theo báo cáo tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ 2023 và 2024 của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2023, có tổng cộng 432 doanh nghiệp đã phát hành TPDN riêng lẻ.

Tính riêng trong năm 2023, cả nước có 88 doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ với khối lượng phát hành 296.800 tỷ đồng. Trong đó, các tổ chức tín dụng phát hành 167.000 tỷ đồng, chiếm 56,3% khối lượng phát hành. Theo sau là doanh nghiệp bất động sản với 87.800 tỷ đồng (tương đương 29,6%) và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác với 42.000 tỷ đồng (tương đương 14,1%).

Cũng theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng dư nợ TPDN riêng lẻ tại thời điểm cuối năm 2023 là khoảng 1 triệu tỷ đồng, chiếm 9,9% quy mô GDP của nền kinh tế và bằng 7,4% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.

Trong năm 2023, có 139 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu với tổng giá trị khoảng 83.600 tỷ đồng. Phần lớn các doanh nghiệp này (chiếm 50,7%) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, có 33 doanh nghiệp chậm thanh toán từ 1 - 30 ngày, 38 doanh nghiệp đã có phương án đàm phán với nhà đầu tư, số doanh nghiệp còn lại chưa có phương án rõ ràng.

Nhận định về tình hình phát triển của thị trường TPDN, Bộ Tài chính đánh giá thị trường TPDN đã có dấu hiệu cải thiện từ nửa cuối năm 2023 đến nay trong khi tâm lý nhà đầu tư cũng dần ổn định trở lại. Khối lượng TPDN đáo hạn trong năm 2024 khoảng 240.100 tỷ đồng, thấp hơn khối lượng trái phiếu đáo hạn năm 2023 với 261.600 tỷ đồng.

Triển vọng của thị trường trái phiếu DN

Theo nhiều chuyên gia, sau thời gian dài chững lại vì nhiều bê bối, thị trường TPDN đã bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc trở lại.

Hàng trăm doanh nghiệp chậm trả nợ, thị trường trái phiếu 2024 'trôi' về đâu?
Ông Trần Lê Minh, Tổng giám đốc của VIS Rating.

Ông Trần Lê Minh, Tổng giám đốc của VIS Rating nhận định, thị trường trái phiếu DN đang bước vào giai đoạn phát triển mới, ổn định và minh bạch hơn.

“Xu hướng không đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đối với trái phiếu doanh nghiệp đang giảm dần, các doanh nghiệp chậm trả đang tương đối tích cực trong việc tìm các phương án đàm phán với nhà đầu tư, góp phần nâng cao niềm tin của nhà đầu tư và thị trường”, ông nói.

Bên cạnh đó, theo CEO của VIS Rating, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng có xu hướng ngày càng phổ biến hơn. Sự tham gia của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán cho các trái phiếu sẽ hỗ trợ việc phát hành trái phiếu mới.

Chia sẻ thêm với VietnamFinance, ông Trần Lê Minh cho biết, thị trường TPDN năm 2024 được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản như môi trường kinh doanh cải thiện và nền lãi suất thấp. Thêm vào đó, “Nghị định 65 có hiệu lực trở lại sẽ giúp kỷ luật thị trường được tăng lên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng TPDN phát hành mới và giúp thị trường phát triển một cách bền vững hơn so với giai đoạn trước”, ông nói.

Lý giải về điều này, CEO của VIS Rating cho hay, khi có xếp hạng tín nhiệm, nhà đầu tư sẽ có thêm nguồn thông tin bổ sung quan trọng để đánh giá về các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn. Từ những đánh giá mang tính độc lập và khách quan đó, nhà đầu tư sẽ có thêm cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư.

Tuy nhiên, theo ông Trần Lê Minh, thị trường xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam hiện mới chỉ đang trong giai đoạn phát triển ban đầu khi hoạt động xếp hạng tín nhiệm còn khiêm tốn và các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm đang nỗ lực để phát triển thị trường.

Thêm vào đó, “do việc xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu chưa phổ biến nên đường cong lãi suất liên quan tới mức độ rủi ro của trái phiếu chưa hình thành, dẫn tới việc định giá phát hành lần đầu và giao dịch trên thị trường thứ cấp chưa chính xác trên thị trường”, ông nói.

Để thị trường xếp hạng tín nhiệm phát triển hơn, CEO VIS Rating cho rằng cần có thêm sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc đưa ra các khuôn khổ pháp luật quy định về xếp hạng tín nhiệm bắt buộc đối với trái phiếu và tổ chức phát hành ra công chúng. Thêm vào đó cũng cần thúc đẩy mạnh mẽ việc xếp hạng các công cụ nợ, bao gồm trái phiếu và các công cụ nợ khác.

Cụ thể, cần xây dựng khung pháp lý mới cho các dịch vụ liên quan đến ESG (Environment, Social and Government) và GSS (Green, Social and Sustainability), từ đó giúp các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phát triển các dịch vụ ngoài xếp hạng tín nhiệm.

Khánh Tú 

Bạn đang đọc bài viết Hàng trăm doanh nghiệp chậm trả nợ, thị trường trái phiếu 2024 'trôi' về đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.