0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 20/07/2023 07:47 (GMT+7)

Thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng cuối năm 2023: 'Tan băng' và bứt phá?

Theo dõi KT&TD trên

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã và đang đón nhận khá nhiều các tín hiệu tích cực. Cùng với đó, tại thị trường Hà Nội, mức độ quan tâm bất động sản tuy vẫn ở mức thấp nhưng phân khúc thuê đã cho thấy tăng trưởng một số loại hình.

Do đó, dự báo thị trường 6 tháng cuối năm 2023 sẽ dần phục hồi và phát triển trở lại.

Mức độ quan tâm đã tăng trở lại

Theo Báo cáo thị trường bất động sản quý II/2023 tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc của Batdongsan.com.vn cho thấy, sau thời gian sụt giảm đầu năm 2023, mức độ quan tâm bất động sản bán và cho thuê đều đã đi ngang. Về phân khúc chung cư bán, mức độ quan tâm đã ghi nhận tăng trưởng nhẹ, song giá rao bán và lượng giao dịch chưa có sự cải thiện.

Cụ thể, mức độ quan tâm chung cư tại Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên tăng từ 1 - 6%, còn các khu vực như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Đống Đa, Gia Lâm, Ba Đình giảm từ 1 - 13%.

Về chung cư cho thuê, không có biến động mạnh về giá rao và mức độ quan tâm, trong đó chung cư có diện tích tiếp tục thu hút được khách. Trong quý vừa qua, Nam Từ Liêm là khu vực duy nhất có giá thuê tăng 6%, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng có giá thuê đi xuống khoảng 4 - 7%, còn các khu vực khác k có sự biến động.

Thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng cuối năm 2023 Tan băng và bứt phá

Về phân khúc nhà phố, giá rao bán tăng nhẹ trong khi mức độ quan tâm tiếp tục giảm mạnh ở nhiều quận huyện. Cụ thể, quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên giảm mạnh từ 17 - 24%. Về nhà phố cho thuê, giá thuê giảm mạnh ở nhiều quận huyện như Thanh Xuân, Ba Đình giảm 14%, Đống Đa giảm 13%, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng giảm 6 - 7%,...

Tại phân khúc nhà riêng, giá bán và mức độ quan tâm tăng nhẹ tại một số quận. Cụ thể, Tại Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ giá bán tăng nhẹ 1 - 2%, đang chú ý quận Hà Đông tăng mạnh nhất 5%.

Phân khúc đất nền, mức độ quan tâm chưa có sự cải thiện, giá bán tăng nhẹ ở một số quận huyện ngoại thành như Thanh Trì tăng 6%, Hoài Đức tăng 4%, Gia Lâm, Long Biên tăng 2%. Ngược lại, đất nền ở các khu vực như Thanh Oai, Sóc Sơn, Đông Anh hay Ba Vì lại sụt giảm 2 - 13% về giá và giảm 2 - 15% về mức độ quan tâm.

Batdongsan.com.vn cho biết, hầu hết các tỉnh đều ghi nhận mức độ quan tâm nhà riêng giảm và mức độ biến động giá ít. Trong đó giá nhà riêng tại Hưng Yên tăng 9%, Bắc Ninh giảm 8%, còn các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang gần như đứng im. Mức độ quan tâm của đất nền đã tăng ở một số tỉnh phía Đông Hà Nội. Về giá bán đất nền tại Bắc Ninh bất ngờ bật tăng 15%, Hải Phòng tăng 9%.

Trong khi đó, Báo cáo của Cushman & Wakefield cho thấy, phân khúc nhà đất đang từng bước có giao dịch trở lại với 48 căn được giao dịch thành công, tăng 37% so với quý trước nhưng vẫn giảm 96% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ ở sức cầu, nguồn cung nhà đất cũng có tín hiệu lạc quan. Trong quý I, Hà Nội không có thêm dự án nhà liền thổ mới. Tuy nhiên, bước sang quý II, nguồn cung đã được cải thiện với 102 căn được mở bán. Dẫu vậy, con số này vẫn giảm 92% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung trong quý II chủ yếu đến từ giai đoạn mở bán tiếp theo của dự án HUD Mê Linh Central (huyện Mê Linh) và lượng hàng mở bán mới đến từ dự án Rue De Charme (quận Thanh Xuân). Về giá bán, đa số chủ đầu tư vẫn giữ nguyên giá nhưng đồng thời cũng đưa ra các chính sách bán hàng ưu đãi theo tiến độ thanh toán.

Những tín hiệu tích cực từ vĩ mô

Tại buổi công bố báo cáo thị trường bất động sản quý II/2023 do Batdongsan.com.vn tổ chức, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, thị trường bất động sản Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã và đang đón nhận khá nhiều các tín hiệu tích cực. Nhiều tỉnh, thành phía Bắc có tốc độ tăng trưởng GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố) cao nhất cả nước trong quý 2/2023.

Theo số liệu từ Cục Thống kê, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh lọt nhóm 4 địa phương tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước trong quý II/2023. Thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Hải Phòng có mức tăng trưởng GRDP cao nhất, đạt 9,9%, kế đến là Quảng Ninh và Nam Định với các con số tăng trưởng lần lượt là 9,5% và 8,5%. Khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Giang có tăng trưởng GRDP cao nhất, đạt 10,9%. Những con số này cho thấy các trung tâm sản xuất ở phía Bắc đang nằm trong nhóm tăng trưởng cao nhất...

Thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng cuối năm 2023 Tan băng và bứt phá
Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được khởi công sẽ là tia sáng cho thị trường đất nền thủ đô.

Đáng chú ý, Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được khởi công với tốc độ triển khai nhanh chóng được kì vọng sẽ tạo nên những chuyển biến lớn cho diện mạo đô thị Hà Nội. Đường vành đai 4 được kì vọng sẽ giảm áp lực giao thông cho vành đai 3, kết nối 7 tuyến cao tốc; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các vùng xung quanh; tái cấu trúc đô thị và phát triển 5 đô thị vệ tinh.

Bên cạnh đó, Đông Anh và Gia Lâm dự kiến lên quận vào cuối năm 2023 cũng sẽ tạo những biến chuyển tích cực cho thị trường bất động sản thủ đô khi quá trình lên quận sẽ thúc đẩy các huyện này phải hoàn thành các tiêu chí bắt buộc về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, cũng như các chỉ tiêu kinh tế khác. Đặc biệt, việc Hà Nội cho phép phân lô tách thửa trở lại được kì vọng sẽ là tia sáng cho thị trường đất nền thủ đô.

'Tan băng' và bứt phá?

Đánh giá tổng quan về thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng đầu năm 2023, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội Nguyễn Thế Điệp cho biết, nhìn chung, thị trường vẫn chưa thoát khỏi trạng thái trầm lắng và ảm đạm. Nguyên nhân là do tác động bởi các yếu tố, như kiểm soát, thắt chặt tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn... Đặc biệt, Luật Đất đai 2013 được sửa đổi nên khách hàng cân nhắc rất kỹ thời điểm mua bán bất động sản.

Giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội (tập đoàn cung cấp các dịch vụ bất động sản) Đỗ Thu Hằng chia sẻ, điểm nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2023 là các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực vào cuộc “gỡ khó” cho thị trường bất động sản, giải tỏa áp lực thanh toán trái phiếu cho doanh nghiệp. Đặc biệt là Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 của Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản trong cả 3 nhóm vấn đề là pháp lý, nguồn vốn và nhà ở xã hội và chính sách điều hành kinh tế, tài chính, tiền tệ đang tạo ra tâm lý tích cực hơn cho thị trường... Gần đây, UBND thành phố Hà Nội xem xét thu hồi các dự án chậm triển khai nhiều năm giúp tạo sự minh bạch cho thị trường, loại bỏ những dự án kém chất lượng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tác động thực tế của chính sách hỗ trợ đến thị trường chưa nhiều; mức độ thẩm thấu nhìn chung vẫn còn hạn chế. Thị trường còn quá nhiều khó khăn, doanh nghiệp không tìm được dòng vốn, hàng trăm dự án vẫn “đắp chiếu” vì vướng thủ tục pháp lý,... Theo số liệu của Bộ Xây dựng, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 400 dự án đang trong tình trạng “đắp chiếu” vì vướng thủ tục pháp lý. Đến nay, sau rất nhiều nỗ lực, mới chỉ có 5 dự án tại thành phố Hồ Chí Minh được tháo gỡ...

Thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng cuối năm 2023 Tan băng và bứt phá
Dự báo thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng cuối năm 2023 sẽ dần phục hồi và phát triển trở lại.

Để phục hồi và vực dậy thị trường, Giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội Đỗ Thu Hằng cho rằng, cần có sự kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp từ chính sách pháp luật, hoàn thiện hóa các luật: Đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản…, đến hỗ trợ bổ sung nguồn cung mới và định hướng rõ ràng cho thị trường; rút ngắn thời gian xem xét, phê duyệt các dự án.

Đồng thời, cần có chính sách giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... hài hòa lợi ích chung, hướng đến phát triển thị trường ổn định, bền vững; chính sách tín dụng được tính đến một cách linh hoạt, hợp lý. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông tiện ích giúp người dân dễ dàng di chuyển giữa các khu vực, tạo sự linh hoạt, phát huy tối đa nguồn cầu về nhà ở.

Về phía chủ đầu tư, cần linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn vốn phát triển dự án bên cạnh nguồn vốn từ ngân hàng như hợp tác đầu tư, kinh doanh đưa ra các sản phẩm tốt, chính sách giá, bán hàng hấp dẫn, đa dạng đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua. Thêm vào đó, triển vọng thu hút được tín dụng/vốn từ các công ty/quỹ đầu tư bất động sản nước ngoài vào khu vực trọng điểm đang rất tích cực. Các công ty/quỹ đầu tư này đang có mặt ở Việt Nam đã và đang nghiên cứu cơ hội đầu tư để có thể rót vốn. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản trong nước nếu khai thác được.

Hồng Quang

Bạn đang đọc bài viết Thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng cuối năm 2023: 'Tan băng' và bứt phá?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).