0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 11/04/2023 07:38 (GMT+7)

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 10/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp Thường trực Ủy ban Kinh tế mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Dự án Luật đang được triển khai bảo đảm tiến độ

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) hiện hành được Quốc hội khóa XIII Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 (Luật KDBĐS 2014).

Sau khi được ban hành, Luật KDBĐS 2014 đã hoàn thiện hơn về khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể tham gia thị trường BĐS, đưa ra các quy tắc kinh doanh, giao dịch cho các chủ thể trong hoạt động kinh doanh BĐS; thiết lập nền tảng, cơ sở pháp lý cho thị trường BĐS vận hành.

Theo đó, Luật KDBĐS 2014 đã quy định đầy đủ, cụ thể về: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc kinh doanh BĐS, các loại BĐS đưa vào kinh doanh, việc công khai thông tin về BĐS đưa vào kinh doanh, chính sách của Nhà nước đối với đầu tư KDBĐS và các hành vi bị cấm trong hoạt động KDBĐS…

Sau gần 08 năm triển khai thực hiện Luật KDBĐS 2014, bên cạnh những kết quả đạt được thì pháp luật về kinh doanh BĐS cũng đã xuất hiện những bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh, bổ sung.

“Việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật KDBĐS 2014 rất cấp thiết. Một là thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực BĐS, hoạt động KDBĐS, đảm bảo thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch. Hai là để phù hợp tình hình thực tế hiện nay, tháo gỡ các tồn tại, hạn chế, bảo đảm hợp hiến, sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật KDBĐS với các luật khác có liên quan” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh mục đích của việc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật KDBĐS sửa đổi.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Đến nay, hồ sơ dự án Luật KDBĐS (sửa đổi) đáp ứng tiến độ được giao tại Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Cụ thể, dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã được đăng tải để lấy ý kiến rộng rãi đối với trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng; Lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các hiệp hội có liên quan; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phản biện xã hội; Chính phủ thảo luận trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật…

Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo đã có báo cáo tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi).

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tờ trình và trực tiếp giải trình một số vấn đề các đại biểu nêu tại phiên họp.

Dự thảo Luật KDBĐS sửa đổi trình tại phiên họp gồm 11 chương, với 93 điều, đề cập các quy định chung; Các quy định về kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn; Kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; Kinh doanh quyền sử dụng đất; Chuyển nhượng dự án BĐS; Hợp đồng kinh doanh BĐS; Kinh doanh dịch vụ BĐS; Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS; Điều tiết thị trường BĐS; Quản lý nhà nước về kinh doanh BĐS; điều khoản thi hành…

Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật tiếp thu, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật

Dưới sự điều hành của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo, các chuyên gia BĐS, chuyên gia kinh tế, đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam và Hiệp hội BĐS Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Môi giới BĐS Việt Nam, Sở Xây dựng Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh… tham luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật.

Các ý kiến tập trung đề cập sự phù hợp của dự thảo Luật với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, sự thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành và nhất là các dự án luật đang được đồng thời triển khai như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi)…

Các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ thêm một số khái niệm; bổ sung chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh BĐS; tập trung phân tích các loại BĐS được đưa vào kinh doanh; Điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở, công trình xây dựng có sẵn; Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; Điều kiện kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật…

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện dự thảo Luật.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục tiếp thu các đóng góp các tổ chức, các chuyên gia, các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt Ủy ban Kinh tế để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật.

Bộ trưởng đồng thời trực tiếp tiếp thu và giải trình một số vấn đề các đại biểu nêu. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ…, Bộ trưởng cho biết cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, rà soát và hoàn thiện.

Liên quan đến vấn đề chuyển nhượng dự án BĐS, Bộ trưởng cho biết: Cơ quan chủ trì soạn thảo rất thận trọng, lắng nghe tiếp thu, trình Chính phủ và cũng đã có báo cáo về vấn đề này và điều chỉnh phương án như dự thảo trình lần này.

Liên quan đến vấn đề giao dịch BĐS qua sàn, Bộ trưởng cho biết: Quy định trong dự thảo thế chế hóa chủ trương được nêu trong Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển cho thu nhập cao.

Cơ quan chủ trì soạn thảo luật sẽ tiếp tục rà soát, tiếp thu ý kiến của các đại biểu trong việc nghiên cứu các quy định rõ ràng, quản lý chặt chẽ hơn và không phát sinh tranh chấp khiếu kiện, bảo vệ về quyền lợi của người tham gia giao dịch BĐS qua sàn.

Cơ quan chủ trì soạn thảo luật cũng sẽ nghiên cứu, làm rõ hơn các nội dung liên quan đến đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ môi giới BĐS. Hiện nay theo dự thảo, cơ quan quản lý Nhà nước cấp chứng chỉ môi giới BĐS nhưng công tác đào tạo, sát hạch có sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp xã hội…

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định: Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục lắng nghe và hoàn thiện dự thảo Luật, đảm bảo mục tiêu, chất lượng, phù hợp, thống nhất đồng bộ hệ thống luật pháp.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Kinh tế mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật KDBĐS (sửa đổi).

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận định: Hồ sơ dự án Luật KDBĐS được chuẩn bị công phu, đầy đủ các đầu mục...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu; tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, nhất là các nội dung về phạm vi điều chỉnh; rà soát bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ Luật KDBĐS với các luật có liên quan.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh: Dự án Luật KDBĐS (sửa đổi), dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đều sẽ trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và nếu đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Do vậy, cùng với thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), một nhiệm vụ quan trọng của Thường trực Ủy ban Kinh tế là phải xâu chuỗi, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của chính sách, quan điểm giữa 3 dự án Luật này.

Tại Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định các nguyên tắc cơ bản về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các chế độ sử dụng đất, chính sách phát triển các loại nhà ở. Còn Luật KDBĐS (sửa đổi) sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các loại hình đầu KDBĐS nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên" - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục làm rõ các nguyên tắc, quy định trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở, công trình xây dựng có sẵn; quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật…

Theo dự kiến, Luật KDBĐS (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Quý Anh

Bạn đang đọc bài viết Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).