0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 26/02/2025 20:15 (GMT+7)

Tăng cường liên kết để kích cầu sức mua, phục hồi thị trường bán lẻ

Theo dõi KT&TD trên

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên theo kế hoạch đề ra của Chính phủ, các chuyên gia cho rằng, với vai trò là một trong những trụ cột đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế -xã hội của cả nước nói chung, và thành phố Hà Nội nói riêng;

Ngành bán lẻ cần đẩy mạnh chuỗi liên kết, nhằm kích thích sức mua, tái cơ cấu trúc chiến lược nhằm tìm kiếm cơ hội phục hồi…

Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 ước đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng 12/2024, và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 55 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa.

Tăng cường liên kết để kích cầu sức mua, phục hồi thị trường bán lẻ
Cần tăng cường liên kết để kích cầu sức mua, phục hồi thị trường bán lẻ.

Từ số liệu trên cho thấy, tiêu dùng nội địa tiếp tục là một trong những động lực quan trọng trong tăng trưởng năm 2025. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam có những điều chỉnh đáng kể trong chi tiêu, tạo sức ép lớn đến các doanh nghiệp lĩnh vực bán lẻ. Để kích thích sức mua, tìm kiếm cơ hội phục hồi, việc tái cấu trúc chiến lược được xem là điều bắt buộc với doanh nghiệp.

Số liệu đưa ra cũng cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ở mức thấp so với trước đại dịch Covid-19, báo hiệu nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, sản xuất mà không tiêu thụ tốt sẽ ảnh hưởng tới cả chuỗi. Hơn nữa, tiêu dùng nội địa vốn là một trong “3 chân kiềng” động lực tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần linh hoạt, nhanh chóng thích nghi, đổi mới và đánh giá lại chiến lược kinh doanh để phù hợp với những nhu cầu và xu hướng tiêu dùng hiện nay.

Đánh giá tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ, các chuyên gia cho rằng, bán lẻ hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Đây là lý do các doanh nghiệp lớn của ngành bán lẻ đã và đang nỗ lực đầu tư, mở rộng hệ thống phân phối, nhằm đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của thị trường nội địa trong năm 2025.

Để đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng nội địa, theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Nguyễn Anh Đức, cần phải có những giải pháp căn cơ, dài hơi, tác động và hỗ trợ trực tiếp nhà sản xuất, nhà phân phối. Các chính sách cần hoạch định, áp dụng sớm hơn và mang tính liên tục, dài hơi hơn, qua đó giúp các doanh nghiệp có thể phát triển.

“Cần có sự liên kết của các ngành, các hiệp hội, ví dụ du lịch hợp lực với thương mại, để tạo nên sức bật tổng thể cho nền kinh tế hơn là cạnh tranh cục bộ trong từng ngành”, ông Nguyễn Anh Đức cho hay.

Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia, theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu khu vực dịch vụ phát triển nhanh, đi đôi với hiệu quả, bền vững, bảo đảm các dịch vụ cơ bản với chất lượng ngày càng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn; hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại; kết hợp hài hòa giữa kinh doanh thương mại truyền thống với kinh doanh trên môi trường mạng là những giải pháp Hà Nội thực hiện.

Cùng với đó, Thành phố tiếp tục phát huy hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát triển điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn; đẩy mạnh chương trình liên kết vùng, kết nối cung - cầu hàng hóa tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

Thành phố cũng tiếp tục triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, các Tháng khuyến mại tập trung trong năm 2025, với mức giảm giá lên tới 100%; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động giảm giá, triển khai các chương trình khuyến mại riêng.

Thực tế, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, các doanh nghiệp bán lẻ đã liên tục giảm giá, khuyến mại, một mặt thu hút người tiêu dùng đến với hệ thống phân phối hiện đại, mặt khác là để chung tay cùng Thành phố bảo đảm ổn định thị trường hàng hóa, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Hà Nội và cả nước.

Để thành phố Hà Nội đạt tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, và tăng trưởng đạt 2 con số cho giai đoạn 2026 -2030, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Công Thương Hà Nội là phải khai thác các động lực mới, thúc đẩy tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu; thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại hiện đại; mở rộng không gian phát triển, các mô hình tăng trưởng mới (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế đô thị…); phối hợp với các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ đầu tư, cải tạo, sửa chữa các chợ trên địa bàn theo kế hoạch đề ra…

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường liên kết để kích cầu sức mua, phục hồi thị trường bán lẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.