0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 13/08/2024 08:20 (GMT+7)

Những điểm sáng của nông sản Việt

Theo dõi KT&TD trên

Bức tranh nông sản Việt tỏa sáng với nhiều điểm nổi bật sau 7 tháng năm 2024. Đặc biệt, nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu không chỉ mở rộng thị trường mà còn được khách quốc tế ưa chuộng hơn, điều này được chứng minh qua sự gia tăng cả về giá trị và số lượng đơn hàng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 7/2024 ước đạt 5,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 2,45 tỷ USD; nhóm lâm sản đạt 1,46 tỷ USD; nhóm thủy sản đạt 880 triệu USD; nhóm chăn nuôi đạt 48 triệu USD…

Những điểm sáng của nông sản Việt - Ảnh 1

Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu chứng kiến sự đột phá ấn tượng, chẳng hạn như cà phê đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 31%, gạo đạt gần 3,3 tỷ USD, tăng 25%, rau quả đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, ngành nông nghiệp có khởi đầu khá tốt khi duy trì được mức tăng trưởng ổn định, nhất là khi sản xuất nông nghiệp vừa được mùa, vừa được giá. Số liệu thống kê cho thấy, bình quân 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp tăng 10,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2023, trong đó chỉ số giá sản phẩm cây hàng năm tăng 11,27%; cây lâu năm tăng 22,3%.

Giới chuyên gia ngành nông nghiệp nhận định, những con số nói trên cho thấy những tín hiệu đáng mừng của ngành nông sản Việt.

Với những nỗ lực của ngành nông nghiệp, thời gian qua, nhiều loại trái cây, nông sản “made in Vietnam” đã đặt chân đến nhiều thị trường trên thế giới. Đặc biệt, với những thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... việc có thể thâm nhập và vững chân tại các thị trường này cho thấy, chất lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu của chúng ta ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thế giới.

Nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu bày tỏ, trong 7 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu nông sản, trái cây của DN gặp nhiều thuận lợi, đơn hàng tăng nên doanh thu tăng, cho thấy những dự cảm vui sẽ đến với hoạt động nông sản xuất khẩu cả năm 2024. Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T cho hay, năm 2024, lần đầu công ty xuất khẩu xoài An Giang đi Mỹ, Australia, và cũng trong năm này, sản phẩm sầu riêng của DN này cũng đã được xuất thêm một sản lượng lớn sang thị trường Trung Quốc. “7 tháng qua, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản rất thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu tăng” - ông Tùng chia sẻ.

Cũng theo ông Tùng, nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ liên tục, nên xuất khẩu trái cây của DN tăng trưởng khá ấn tượng trong nửa đầu năm. Trong đó, nhiều loại trái cây thâm nhập vào các thị trường mới như Trung Đông, Australia, New Zealand…

Một trong những sản phẩm đạt điểm sáng nhất trong bức tranh nông sản xuất khẩu thời gian qua phải kể đến sầu riêng. Loại trái cây này được nhiều DN ví là "hồn" của trái cây Việt Nam vì được ưa chuộng hàng đầu tại các thị trường nhập khẩu.

Theo chia sẻ của nhiều DN, sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc luôn được giá, thường cao gấp 2,5 lần sầu riêng tươi và các DN nhận được nhiều đơn hàng. Có DN mỗi tháng xuất 2 container sầu riêng đông lạnh.

Cũng là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm 4 - 5% GDP và chiếm 9 - 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu (chỉ sau điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép), theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 7 tháng qua dù rất khó khăn khi phải cạnh tranh với tôm Ecuador, Ấn Độ... song nhiều DN thủy sản cho biết, kim ngạch, giá trị xuất khẩu tôm tiếp tục tăng trưởng tốt.

Cùng với trái cây, thủy sản thì ngành gạo xuất khẩu trong 2 quý đầu năm cũng ghi nhận những con số “lấp lánh”. Đơn cử, lần đầu tiên gạo của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines với gần 1,94 triệu tấn, trị giá hơn 1,2 tỷ USD, tăng hơn 14% về lượng, tăng hơn 40% về trị giá.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay, giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam hơn 6 tháng qua có mức cao kỷ lục: 636 USD/tấn, tăng 18% so với mức giá bình quân 538 USD/tấn của 6 tháng đầu năm 2023. Chẳng hạn, có thời điểm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn, sang Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan đạt 857 USD/tấn, Ukraine đạt 847 USD/tấn, Iraq đạt 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn...

Theo VFA, nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore... ở mức cao và tăng lên. Ngoài ra, các DN xuất khẩu gạo cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Như vậy, có thể thấy, bức tranh xuất khẩu nông, thủy sản đang đón nhận những tín hiệu tích cực. Dự báo, nửa cuối năm 2024, nhu cầu tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng lên, hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục bận rộn vào khoảng thời gian này.

Bạn đang đọc bài viết Những điểm sáng của nông sản Việt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.