0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 13/08/2024 08:19 (GMT+7)

Vì sao EU tăng tần suất kiểm tra đối với nông sản Việt?

Theo dõi KT&TD trên

Theo chuyên gia, số lượng cảnh báo về dư lượng chất cấm và kháng sinh trong sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU đã tăng hơn 80% trong nửa đầu năm. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường "khó tính" như EU.

Thống kê của Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng bất thường về số lượng cánh báo vi phạm an toàn thực phẩm từ thị trường Liên minh châu Âu (EU), với tổng cộng 57 cảnh báo, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự gia tăng này dẫn đến việc EU tăng cường tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản xuất khẩu từ Việt Nam. Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bao gồm thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%) và sầu riêng (10%).

Vì sao EU tăng tần suất kiểm tra đối với nông sản Việt? - Ảnh 1

Theo ông Đăng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), mỗi năm EU chi khoảng 35 tỷ Euro nhập khẩu rau quả, là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất trên thế giới hiện nay. Thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU tăng đáng kể, song hiện chỉ đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào EU với thị phần khiêm tốn 1%.

Điều đáng nói, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang EU thiếu tính đồng nhất. Tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng… vẫn còn là nút thắt lớn. Một số mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu vào EU như: Ớt, rau húng, quế, thanh long… đã bị cảnh báo nhiều lần về về mặt chất lượng.

Đại diện Vinafruit cho biết rằng các quy định xử phạt về an toàn thực phẩm và an toàn sinh học của EU hiện đang ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Hàng hóa không tuân thủ các yêu cầu nhập khẩu của EU có thể đối mặt với nguy cơ bị trả lại hoặc bị tiêu hủy tại chỗ. Trong một số trường hợp nếu tần suất vi phạm cao, EU có thể áp dụng biện pháp kiểm soát chặt như tăng tần suất, tỷ lệ kiểm tra, thậm chí cấm nhập khẩu vào thị trường EU một thời gian. Đã có thời điểm EU đưa ra cảnh báo sẽ cấm các mặt hàng rau quả của Việt Nam nếu phát hiện đủ 5 lô hàng không đảm bảo.

Theo Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, nguyên nhân làm tăng mức độ cánh báo nông sản Việt Nam nhập khẩu vào EU là do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, theo thói quen, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn. Do đó, để hạn chế các vi phạm ngay cả sản xuất và doanh nghiệp cần quan tâm các quy định, chuẩn hóa ngay từ vùng trồng, đến quy trình sản xuất và xuất khẩu.

Nếu không có giải pháp kịp thời, nông sản thực phẩm và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị tăng cường kiểm tra biên giới theo quy định của EU, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện EU luôn rà soát và sửa đổi thường xuyên các quy định, các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới, trước khi dự định xuất hàng nên truy cập vào các trang thông tin để cập nhật, rà soát lại các quy định để nắm thông tin chính xác hơn, hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.

Mới đây, Văn phòng SPS Việt Nam vừa nhận được thông báo của Ban thư ký Ủy ban SPS Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc EU lấy ý kiến Thành viên WTO đối với các thông báo dự thảo biện pháp SPS. Theo đó, tùy từng sản phẩm, EU đề xuất mức dư lượng tối đa (MRL) theo ngưỡng thiết lập, tăng, giảm, đặc biệt có mức MRL giảm hàng trăm lần so với quy định đang áp dụng đối với một số hoạt chất.

Đối tượng điều chỉnh lần này khá nhiều như quả bơ, chuối, xoài, đu đủ, dứa, ổi, sầu riêng và các loại quả khác, nhóm rau tươi hoặc rau đông lạnh, hành, tỏi, cà chua, ớt, đậu bắp, trà, cà phê, hạt tiêu, gạo, một số sản phẩm có nguồn gốc động vật….

Bốn hoạt chất nằm trong điều chỉnh là Zoxamide, Fenbuconazole và Penconazole và Acetamiprid. Theo Văn phòng SPS Việt Nam, đây là những hoạt chất liên quan đến nhiều sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang thị trường EU trong những năm qua. Ngày dự kiến áp dụng là tháng 2-2025.

Trong những mặt hàng nói trên cà phê, hồ tiêu, chè là những mặt hàng đang mang lại lượng ngoại tệ lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất sau EU.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao EU tăng tần suất kiểm tra đối với nông sản Việt?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Phiên giao dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.