0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 17/01/2024 07:59 (GMT+7)

Nhà ở xã hội là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục

Theo dõi KT&TD trên

Trong bối cảnh thị trường BĐS rơi vào tình trạng “đóng băng” việc đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường trên quan điểm phải gắn với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết lệch pha cung-cầu, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa hợp lý.

Nhà ở xã hội là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục.  
Nhà ở xã hội là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục.

Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, với những giải pháp quyết liệt từ Chính phủ đến các bộ ngành địa phương, dự báo cuối quý I/2024 sẽ có thêm những dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được bán trên thị trường. Đây sẽ là động lực để thúc đẩy thị trường bất động sản chuyển mình và thay đổi rõ nét.

Thị trường bất động sản trước đó đã có thời gian tăng giá rất mạnh, giai đoạn năm 2019 - 2020 tăng 40% đến 50%, năm 2022 cũng tăng giá đầu năm, sau đó quý III, quý IV thị trường giảm. Như vậy, thị trường phát triển rất “nóng” trong thời gian đó, nhiều chủ đầu tư khi thấy thị trường tăng “nóng” đã khởi công rất nhiều dự án, có doanh nghiệp khởi công 5-10 dự án, thậm chí 50 dự án. Trong khi đó, 2 năm 2020 - 2021 nền kinh tế “đứng lại” do Covid-19, thu nhập người dân giảm sút mà giá bất động sản vẫn tăng mạnh.

Khi trái phiếu phát hành riêng lẻ bị siết lại để đảm bảo chất lượng, ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay khi lo ngại “bong bóng” bất động sản làm cho nguồn vốn vào thị trường này giảm đi. Khi bị siết dòng vốn ở thị trường này gần như dừng lại, doanh nghiệp không có vốn do nguồn vốn từ trái phiếu không huy động được, vốn vay ngân hàng thắt chặt, giao dịch mua bán trầm lắng. Sau đó, Chính phủ, các bộ ban ngành, đã chỉ đạo sâu sát để giải quyết các vấn đề khó khăn trên.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, điều quan trọng nhất là quá trình tái cấu trúc chung trong toàn bộ lĩnh vực bất động sản đang diễn ra, Nhà nước quyết định xây dựng chương trình 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, các ngân hàng cũng đã có gói lãi suất ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng, các địa phương cũng đã rà soát lại hồ sơ, điều kiện để có thể đầu tư khởi công các dự án nhà ở xã hội.

Vấn đề quan trọng còn lại là đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà ở xã hội để từ đó có sản phẩm bán ra thị trường, làm tăng dòng chảy của tiền trong lĩnh vực bất động sản. Mặc dù đó chỉ là một phần nhỏ, nhưng cũng là động lực để thúc đẩy thị trường bất động sản mạnh lên và thay đổi rõ nét.

Nhà ở xã hội là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục - Ảnh 1

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, Dù còn rất khó khăn nhưng hoàn toàn có căn cứ để khẳng định chắc chắn thị trường bất động sản 2024 có triển vọng phục hồi trở lại và tiếp tục tăng trưởng theo định hướng phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng này là việc Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 (sáng 15/1/2024) để xem xét một số vấn đề cấp bách, trong đó có Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Đến nay, dự luật này cơ bản đã được hoàn thiện, bao quát được tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chỉ đạo là hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai và các luật có liên quan trên nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Thứ hai, “tổng cầu” nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của xã hội vẫn rất lớn, nhất là nhu cầu loại nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp.

Thứ ba, tầng lớp trung lưu vẫn đang tiếp tục xu thế tăng trưởng vững chắc, mặc dù hiện thu nhập của các tầng lớp dân cư nhìn chung đang bị sụt giảm.

Thứ tư, một số “vướng mắc pháp lý” về đầu tư xây dựng của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội đã từng bước được tháo gỡ. Điều này có nghĩa, tới đây, khoảng 1.000 dự án bất động sản trên cả nước nằm trong diện này sẽ được khơi thông, có cơ hội tiếp cận thuận lợi thị trường vốn, tín dụng để tái khởi động.

Thứ năm, sau một thời gian “thấm đòn”, doanh nghiệp bất động sản đã quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm nhà ở hướng về nhu cầu thực, kéo giảm giá nhà về mức hợp lý. Đây chính là những tín hiệu để tin rằng thị trường bất động sản sẽ có triển vọng phục hồi, tăng trưởng trở lại từ nửa cuối năm 2024.

Theo các chuyên gia, muốn thúc đẩy bất động sản phục hồi thì cần tăng thanh khoản. Vì vậy, cần phát triển nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở giá vừa túi tiền, đáp ứng phân khúc này. Qua đó tạo ra thanh khoản, lan tỏa dần sang cả thị trường.

Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nguồn cung nhà ở xã hội được dự báo tăng mạnh. Dự bái phân khúc nhà ở xã hội sẽ có sự khởi sắc trong thời gian tới.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Nhà ở xã hội là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.