0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 15/01/2024 13:25 (GMT+7)

Hải Phòng: Tháo gỡ tín dụng cho nhà ở xã hội

Theo dõi KT&TD trên

“Tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho vay xây, sửa, mua nhà ở xã hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo để thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2030” - Đó là chỉ đạo của ông Lê Anh Quân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng: Tháo gỡ tín dụng cho nhà ở xã hội
Năm 2023, có trên 309 khách hàng vay vốn tại Ngân hàng CSXH Hải Phòng để mua nhà ở xã hội/xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

Vừa qua, ông Lê Anh Quân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH thành phố Hải Phòng chủ trì cuộc họp tổng kết, đánh giá hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH thành phố năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Theo báo cáo tại cuộc làm việc, trong năm 2023, Ngân hàng CSXH Hải Phòng tiếp tục duy trì giao dịch tại 218 điểm giao dịch thuộc 217 xã, phường, thị trấn và 1 huyện đảo với tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến ngày 31/12/2023 đạt hơn 4.876 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2022.

Đồng vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã chuyển tải tới 100% các xã, phường, thị trấn và huyện đảo, bình quân dư nợ hộ nghèo hiện nay hơn 44,5 triệu đồng/hộ. Thông qua hoạt động vay vốn người vay được hướng dẫn cách thức làm ăn, áp dụng những tiến bộ mới vào sản xuất, cách sử dụng vốn có hiệu quả, đã tạo cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có thêm việc làm, có điều kiện thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi... góp phần tăng thêm sản phẩm xã hội. Tín dụng CSXH đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của thành phố đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố.

Các chương trình tín dụng, nguồn vốn giải ngân qua Ngân hàng CSXH đã giúp cho trên 38 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với tổng số tiền hơn 1.792 tỷ đồng. Trong đó có 309 khách hàng vay vốn để mua nhà ở xã hội/xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP; trên 10 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận vốn vay; gần 8.800 lượt khách hàng vay vốn giải quyết việc làm góp phần thu hút, tạo việc làm cho gần 9.000 lao động; gần 18.000 lượt hộ vay vốn, hỗ trợ xây dựng mới và cải tạo gần 34 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ vốn trang trải chi phí học tập cho 723 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Anh Quân đánh giá cao hoạt động của Ban đại diện các cấp, nhất là trong việc thực hiện các Chỉ thị, Kết luận, Quyết định của Trung ương và địa phương trong công tác đảm bảo an sinh xã hội; sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả; cho vay mua nhà ở xã hội hay những vụ việc phát sinh đột xuất như cháy chợ Tam Bạc...

Năm 2024, nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, ông Lê Anh Quân đề nghị Ban đại diện thành phố và Ban đại diện các quận huyện chú trọng triển khai các chương trình tín dụng phục vụ đời sống, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, kịp thời, công khai, minh bạch. Giao Chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND thành phố tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho vay xây, sửa, mua nhà ở xã hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo để thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2030. Đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt công tác kiểm tra hoạt động ủy thác của Hội đoàn thể cấp dưới.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Tháo gỡ tín dụng cho nhà ở xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.