0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 29/01/2024 16:42 (GMT+7)

Giá điện và giá gạo là nguyên nhân khiến chỉ số CPI tháng 1 tăng

Theo dõi KT&TD trên

Trong mức tăng 0,31% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 so với tháng trước có 09 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Trong Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 1/2024 vừa công bố, Tổng cục Thống kê cho biết, một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, cùng với việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 01/2024 tăng.

Cụ thể, trong tháng 1, CPI tăng 0,31% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng 1 tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tháng 1 tăng 2,72%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong mức tăng 0,31% của CPI tháng 1/2024 so với tháng 1/2023 có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Giá dịch vụ y tế, giá điện và giá gạo là nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI tháng 1 tăng - Ảnh 1
Giá bán lẻ điện bình quân tăng là 1 trong những nguyên nhân chính khiến CPI tháng 1/2024 tăng.

Trong đó, tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng 1,02% (làm CPI chung tăng 0,05 điểm phần trăm), trong đó chỉ số giá thuốc các loại tăng 0,09%; dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 0,89%; dịch vụ khám chữa bệnh nội trú tăng 1,67%.

Nguyên nhân chủ yếu do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Nhóm tăng mạnh thứ 2 là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 0,56% (làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm), do giá điện sinh hoạt tháng 1 tăng 1,29% so với tháng trước và nhu cầu dùng điện để sưởi ấm tăng khi thời tiết chuyển lạnh.

Nhóm tăng mạnh thứ 3 là nhóm giao thông với mức tăng 0,41% (làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm), nguyên nhân là do chỉ số giá xăng, dầu tăng; chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng, giá phụ tùng phương tiện cơ giới;… đều tăng.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,40%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng như đồ trang sức; dịch vụ cắt tóc, gội đầu; dịch vụ chăm sóc cá nhân. Hơn nữa vào mùa cưới nên giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi cũng tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng nên giá các mặt hàng này tăng 0,39% so với tháng trước.

Nhóm đồ uống và thuốc lá cũng tăng 0,38% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép trong tháng 1tăng 0,22% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu, nhu cầu mua sắm quần áo mùa đông và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng. Trong đó, quần áo may sẵn tăng 0,24% so với tháng trước; vải các loại tăng 0,23%; may mặc khác tăng 0,25%; dịch vụ may mặc tăng 0,43%; mũ nón tăng 0,1%; giày dép tăng 0,13%; dịch vụ giày dép tăng 0,93%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21% (tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm), trong đó, lương thực tăng 1,74% ; thực phẩm giảm 0,09% ; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,30%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%. Trong đó, giá một số mặt hàng tăng do nhu cầu tăng để phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới như giá máy xay sinh tố, máy ép hoa quả; trang thiết bị nhà bếp; hàng thủy tinh, sành sứ; đèn điện thắp sáng tăng; giường, tủ, bàn, ghế…

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,11%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng như du lịch trọn gói; sách, báo, tạp chí các loại; khách sạn, nhà khách.

Ở chiều ngược lại, 2 nhóm hàng hoá trong tháng 1/2024 có CPI giảm là nhóm bưu chính viễn thônggiáo dục.

Trong đó, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% do các hãng thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động. Nhóm giáo dục giảm 0,12%, nguyên nhân là do một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí theo Nghị quyết số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2024 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,37%) chủ yếu do giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Giá điện và giá gạo là nguyên nhân khiến chỉ số CPI tháng 1 tăng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nhà đầu tư trẻ và cơn sốt đầu tư tài chính Online
Trong những năm gần đây, thế hệ Z và millennials đã tạo nên một làn sóng mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính, với việc gia tăng mạnh mẽ số lượng nhà đầu tư trẻ tham gia vào các nền tảng giao dịch trực tuyến.
Cá nhân hóa chiến lược đầu tư: Xu hướng mới thời AI và dữ liệu lớn
Thị trường tài chính ngày nay không còn là cuộc chơi của những công thức chung hay các mô hình rập khuôn. Với sự bùng nổ của Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data), một kỷ nguyên mới đang mở ra, nơi cá nhân hóa chiến lược đầu tư trở thành yếu tố then chốt quyết định thành công.
Kinh doanh thời biến động: Làm thế nào để không bị bỏ lại phía sau?
Thế giới kinh doanh hiện đại đang trải qua những biến động chưa từng có trong lịch sử. Từ đại dịch COVID-19 đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0, từ biến đổi khí hậu đến những thay đổi địa chính trị, các DN phải đối mặt với một thực tế mới: sự thay đổi không còn là ngoại lệ mà đã trở thành quy luật.

Tin mới

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.
Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.