0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 29/06/2023 17:49 (GMT+7)

Lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 4,74% so với cùng kỳ, cao hơn mức CPI bình quân

Theo dõi KT&TD trên

Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,29%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 18,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 9,99% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Trong báo cáo mới đây, Tổng Cục Thống kê cho biết, giá thực phẩm tăng, giá điện sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,27% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng Sáu tăng 0,67% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,74%.

Trong mức tăng 0,27% của CPI tháng 6/2023 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Mười nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,57% (tác động CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm), trong đó: Lương thực tăng 0,09% ; thực phẩm tăng 0,72% (tác động tăng 0,15 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,42% (tác động tăng 0,04 điểm phần trăm).

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 1,82% (du lịch trong nước tăng 2,11%; du lịch ngoài nước tăng 1%); nhà khách, khách sạn tăng 0,24% do nhu cầu đi du lịch trong dịp hè tăng cao.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,26%, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân tăng 0,09%; hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,12%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,88%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,18%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng điện lạnh do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Trong đó, giá quạt điện tăng 1,66% so với tháng trước; giá điều hòa nhiệt độ tăng 0,28%; máy đánh trứng, trộn đa năng tăng 0,61% và thiết bị gia đình lớn có động cơ tăng 0,14%.

Nhóm giao thông tăng 0,16% (làm CPI chung tăng 0,02 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước vào ngày 01/6/2023, 12/6/2023 và 21/6/2023 làm cho giá xăng, dầu trong nước tăng 0,5% (tác động làm CPI chung tăng 0,02 điểm phẩn trăm). Bên cạnh đó, phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,02%; phí học bằng lái xe tăng 0,22%; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,62%. Ở chiều ngược lại, giá nhóm phương tiện đi lại giảm 0,14% so với tháng trước, trong đó giá xe ô tô mới giảm 0,32%; xe ô tô đã qua sử dụng giảm 0,17%.

Lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 474 so với cùng kỳ cao hơn mức CPI bình quân
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 6 và 6 tháng đầu năm các năm giai đoạn 2019-2023 (%)

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,16% do thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng, cụ thể: Giá nước giải khát có ga tăng 0,25% so với tháng trước; giá nước uống tăng lực tăng 0,24%; nước quả ép tăng 0,22%. Bên cạnh đó, rượu các loại tăng 0,01%; bia các loại tăng 0,3% và thuốc hút tăng 0,09%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,11% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa hè. Trong đó, giá mũ nón tăng 0,24% so với tháng trước; giày dép tăng 0,15%; dịch vụ may mặc tăng 0,21%; dịch vụ giày dép tăng 0,3% và quần áo may sẵn tăng 0,08%.

Nhóm giáo dục tăng 0,11% do giá dịch vụ giáo dục trung cấp tăng 0,94%, giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp tăng 0,88%; giá văn phòng phẩm tăng 0,16%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07% do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04/5/2023. Ở chiều ngược lại, giá gas trong tháng giảm 8,15% so với tháng trước do từ ngày 01/6/2023, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 35.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 110 USD/tấn (từ mức 555 USD/tấn xuống mức 445 USD/tấn); giá dầu hỏa giảm 2,41%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,13% do giá thép giảm khi giá quặng sắt trên thị trường thế giới giảm.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01% do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu thuốc cảm cúm tăng.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,23% do giá điện thoại cố định và di động giảm. CPI bình quân quý II/2023 tăng 2,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,03%; giáo dục tăng 5,81%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,51%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,43%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,36%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,6%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,23%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,21%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,62%. Có 2 nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là bưu chính viễn thông giảm 0,47%; giao thông giảm 8,34%. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2022.

Tổng Cục Thống kê cũng chỉ ra nguyên nhân khiến CPI 6 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước bao gồm: Chỉ số giá nhóm giáo dục bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương đã tăng học phí trở lại từ tháng 9/2022 sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học 2021-2022 (tác động làm CPI tăng 0,49 điểm phần trăm);

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI tăng 1,24 điểm phần trăm) do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao;

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,74% do dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng (tác động làm CPI tăng 0,17 điểm phần trăm) và chỉ số giá vé máy bay tăng 65,72%; giá vé tàu hỏa tăng 32,34%; giá vé ô tô khách tăng 11,12%;

Lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 474 so với cùng kỳ cao hơn mức CPI bình quân
CPI tháng 6 tăng cao do tác động của giá điện và giá thực phẩm

Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 3,6%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong các dịp Lễ, Tết (tác động làm CPI tăng 0,77 điểm phần trăm) và giá gạo trong nước tăng 2,39% theo giá gạo xuất khẩu (tác động làm CPI tăng 0,06 điểm phần trăm) và do giá điện sinh hoạt tăng 3,12% do nhu cầu sử dụng điện tăng và quyết định tăng 3% giá điện của EVN áp dụng từ ngày 04/5/2023 (tác động làm CPI tăng 0,1 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2023 như Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, giá dầu hỏa giảm 8,94% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu trong nước giảm 18,27% theo biến động của giá thế giới (tác động làm CPI chung giảm 0,66 điểm phần trăm); Giá gas trong nước giảm 9,99% theo giá thế giới (tác động làm CPI giảm 0,15 điểm phần trăm) và Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,37% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm (tác động làm CPI giảm 0,01 điểm phần trăm).

Như vậy, lạm phát cơ bản tháng 6/2023 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 4,33% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,29%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 18,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 9,99% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 4,74% so với cùng kỳ, cao hơn mức CPI bình quân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.