0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 10/05/2024 20:03 (GMT+7)

GDP bình quân Việt Nam xếp thứ 6 khu vực Đông Nam Á

Theo dõi KT&TD trên

GDP Việt Nam xếp thứ 6 trong danh sách các quốc gia ở Đông Nam Á, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Ngày 8/5/2024, ứng dụng Voronoi Visual Capitalist công bố GDP bình quân đầu người của các quốc gia ở Đông Nam Á theo thứ tự từ cao đến thấp.

Theo đó, Voronoi so sánh mức GDP bình quân đầu người của các quốc gia Đông Nam Á dựa trên đồng USD, dữ liệu được lấy từ công cụ Data Mapper của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, được cập nhật lần cuối vào tháng 4/2024.

GDP bình quân Việt Nam xếp thứ 6 khu vực Đông Nam Á - Ảnh 1
Biểu đồ so sánh GDP bình quân đầu người của các quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn: visualcapitalist)

Trong bảng xếp hạng các nước Đông Nam Á theo GDP bình quân đầu người, Singapore là quốc gia đứng đầu với GDP bình quân đầu người vượt quá 88.000 USD. Được biết, "đảo quốc sư tử” cũng là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới theo công bố của ứng dụng Voronoi vào đầu tháng 2/2024.

Singapore là đất nước chỉ rộng 734 km2, có 5,6 triệu dân và rất ít tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, nhờ vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, Singapore trở thành cửa ngõ thương mại và đầu tư quan trọng giữa châu Á và thế giới, giúp quốc gia này trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất châu Á.

Điều này trái ngược hoàn toàn với Brunei, quốc gia giàu thứ hai ở Đông Nam Á, với GDP bình quân đầu người là 35.110 USD.

Dầu mỏ là một phần quan trọng trong nền kinh tế của Brunei, khiến nước này nhanh chóng giàu có nhưng lại rơi vào tình thế dễ bị tổn thương vì phụ thuộc vào tài nguyên. Doanh thu từ dầu khí đóng góp một nửa tổng thu nhập của cả nước.

Hai quốc gia được biết đến với ngành du lịch lớn là Malaysia và Thái Lan xếp thứ ba và thứ tư, lần lượt ở mức 13.310 USD và 7.810 USD.

Indonesia - quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và đông dân thứ tư thế giới lọt vào top 5 với GDP bình quân đầu người là 5.270 USD.

Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 với GDP bình quân đầu người là 4.620 USD.

GDP bình quân Việt Nam xếp thứ 6 khu vực Đông Nam Á - Ảnh 2
GDP bình quân đầu người của các quốc gia Đông Nam Á. Lưu ý: Số liệu được làm tròn. (Nguồn: visualcapitalist)

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP năm 2023 cả nước tăng 5,05% so với năm 2022. GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022.

Cũng trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục 732 tỉ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới và duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp.

Với triển vọng trong năm 2024, GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 469,67 tỉ USD, xếp thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Indonesia (1.540 tỉ USD), Thái Lan (543,35 tỉ USD), Singapore (520,97 tỉ USD) và Philippines (475,94 tỉ USD).

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến năm 2029, GDP bình quân (PPP) của Việt Nam sẽ tiến sát Indonesia. Năm 2029, GDP bình quân (PPP) của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 22.410 USD, còn của Indonesia đạt khoảng 22.706 USD. Theo đó, tuy GDP bình quân (PPP) của Việt Nam từng chưa bằng 1/3 Indonesia và hiện chưa vượt nhưng sẽ tiến sát nút vào năm 2029.

GDP PPP (viết tắt của Gross Domestic Product Purchasing Power Parity), có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương. Năm 1937, khi nước Mỹ vượt qua cuộc Đại suy thoái, nhà kinh tế học gốc Nga Simon Kuznets đã trình bày một ý tưởng mới về việc đo lường nền kinh tế của một quốc gia. Và do đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã ra đời.

Gần tám thập kỷ sau, việc đo lường GDP và GDP bình quân đầu người trở thành dữ liệu một thống kê chuẩn để so sánh và đối chiếu nền kinh tế và năng suất của các quốc gia trên thế giới.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết GDP bình quân Việt Nam xếp thứ 6 khu vực Đông Nam Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
Lãi vay mua nhà đang có chiều hướng gia tăng
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng tăng cao, đẩy nhiều người mua nhà vào tình thế khó khăn. Khi chi phí vay tăng, khả năng hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).