0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 22/09/2023 06:32 (GMT+7)

“Điểm trũng” giá bất động sản tại 4 thành phố lớn của Quảng Ninh

Theo dõi KT&TD trên

Mặc dù không phải là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích lớn nhất, nhưng Quảng Ninh lại là 1 trong 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước khi sở hữu đến 4 thành phố.

Thị trường bất động sản nơi đây đã phát triển mạnh mẽ trong suốt 5 năm qua và đến thời điểm hiện tại vẫn thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư.

Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tính đến năm 2022, liên tiếp 7 năm liền, Quảng Ninh giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số. Điều này khẳng định sự phát triển bền vững của Quảng Ninh để trở thành cực tăng trưởng kinh tế toàn diện của phía Bắc. Năm 2023, Quảng Ninh dần cán đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên 11% năm 2023 khi kết quả 9 tháng đầu năm đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 9,94%.

Song hành cùng tăng trưởng kinh tế, Quảng Ninh hiện đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam. Tỉnh đã tập trung dồn lực phát triển hạ tầng từ rất sớm, kết quả ấn tượng kể đến việc đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai… và khơi thông tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả dài 18,7km, rộng 6 làn xe, kết nối Hạ Long và Bái Tử Long.

“Điểm trũng” giá bất động sản tại 4 thành phố lớn của Quảng Ninh
Tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả.

Không chỉ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng kể trong chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Nếu trước năm 2020 kinh tế số của Quảng Ninh chỉ chiếm khoảng 3% trong GRDP thì năm 2022 con số này đã tăng lên 8% và dự kiến năm 2023 đạt 12% GRDP. Tỉnh Quảng Ninh đang hướng tới nền kinh tế số với mục tiêu đến năm 2025 chiếm 25% trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và 2023 chiếm 30% GRDP của tỉnh. Tỉnh xác định chuyển đối số là xu thế tất yếu và là một trong những chỉ tiêu quan trọng, góp phần chuyển dịch mô hình phát triển kinh tế từ nâu sang xanh.

“Điểm trũng” giá bất động sản

Mặc dù không phải là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích lớn nhất, nhưng Quảng Ninh lại là 1 trong 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước khi sở hữu đến 4 thành phố. Sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế đã kéo theo bất động sản Quảng Ninh trở thành thị trường sôi động nhất phía Bắc, chỉ sau Hà Nội. Thị trường bất động sản tại đây phát triển tương đối rộng ở nhiều khu vực, nhưng các thành phố sôi động nhất là Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái.

Theo dữ liệu lớn của bộ phận BHS R&D, các loại hình bất động sản chính tại Quảng Ninh như đất nền dự án, căn hộ chung cư, nhà mặt phố… đều có giá rao bán trung bình theo năm tăng khá cao. Cụ thể nếu lấy 2017 làm mốc so sánh thì đến năm 2022, các loại hình bất động sản đều có giá rao bán tăng từ 48%. Cá biệt, bất động sản mặt biển Hùng Thắng tăng gấp 6 lần từ 15-20 triệu đồng/m2 lên gần 90-110 triệu đồng/m2. Khu vực mặt biển Sun Marina tăng giá 50-80 triệu đồng/m2 lên tới 200-300 triệu đồng/m2. Hay mặt biển Vinhomes Dragon Bay từ 40-50 triệu đồng/m2 lên mức 115-150 triệu đồng/m2.

“Điểm trũng” giá bất động sản tại 4 thành phố lớn của Quảng Ninh

Đặc biệt, báo cáo của BHS R&D cũng chỉ ra một điểm thú vị khi so sánh mặt bằng giá bán dự án cung đường bao biển tại 3 thành phố Hạ Long - Móng Cái - Cẩm Phả lộ ra những góc bất ngờ. Cụ thể, Hạ Long giữ vị thế số 1 với giá đạt mức ngất ngưởng từ 100-250 triệu đồng/m2. Đứng thứ 2 là giá đường bao biển tại Móng Cái chỉ bằng 1 nửa khi đứng ở mức 50-60 triệu đồng/m2. Giá bất động sản dọc các dự án ở Cẩm Phả có nhiều bất ngờ khi mở mức khá rẻ chỉ từ 20-40 triệu đồng/m2.

Tiềm năng thành phố Cẩm Phả

Mặc dù, thị trường bất động sản tại 4 thành phố trực thuộc Quảng Ninh đã phát triển và tăng giá trong một thời gian dài nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư. Điển hình vào đầu năm 2023 khi thị trường bất động sản rất trầm lắng, Quảng Ninh vẫn có những điểm sáng về giao dịch. Đặc biệt, giao dịch có xu hướng chảy về vũng trũng Cẩm Phả khi mặt bằng giá ở mức thấp hơn đáng kể.

Là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh, Cẩm Phả đã từng là thành phố "sống dựa vào than", cùng với đó tiềm năng du lịch không thua kém bất kỳ vùng đất nào ở Quảng Ninh. Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh cùng tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, Cẩm Phả được ví như một "vựa vàng" mới nổi - điểm đến du lịch mới của tỉnh Quảng Ninh. Việc nằm giữa hai trung tâm du lịch - kinh tế trọng điểm của Quảng Ninh là Hạ Long và Vân Đồn cũng đang giúp thị trường bất động sản nơi đây nhanh chóng tạo ra rất nhiều dư địa cho phía Đông Bắc.

“Điểm trũng” giá bất động sản tại 4 thành phố lớn của Quảng Ninh

Những lợi thế này đã tác động trực tiếp đến sự sôi động của bất động sản nơi đây, thu hút hút dòng tiền lớn từ các ông lớn Vin Group, Sun Group, BIM, TTP… khi liên tục khảo sát, rót vốn đầu tư về Cẩm Phả. Động thái này hứa hẹn Cẩm Phả sẽ đưa ra thị trường những dự án uy tín với mức giá vừa túi và tiềm năng đột phá, thoả mãn nhu cầu của giới đầu tư. Đặc biệt, theo đánh giá của giới chuyên gia với nền tảng vững vàng đó, sau cơn sốt của Hạ Long, Vân Đồn, bất động sản Cẩm Phả được đánh giá trở thành thỏi nam châm đón dòng tiền của chu kỳ bất động sản mới khi tiềm năng rộng lớn mới ở giai đoạn khai phá ban đầu.

Bạn đang đọc bài viết “Điểm trũng” giá bất động sản tại 4 thành phố lớn của Quảng Ninh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).