0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 03/03/2025 10:42 (GMT+7)

Đề xuất biện pháp xử lý nợ xấu cho vay online

Theo dõi KT&TD trên

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước về những vướng mắc liên quan đến việc triển khai các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, mua bán nợ cũng như nêu ra các kiến nghị.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024 và quy định về thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD) không được luật hóa đưa vào Luật Các TCTD năm 2024, do đó các TCTD chỉ có thể áp dụng cơ chế khởi kiện ra tòa án, gây khó khăn, chậm trễ, tăng chi phí cho các TCTD trong hoạt động xử lý tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, trên thực tế, nhiều khách hàng biết TCTD không có quyền thu giữ tài sản đảm bảo của TCTD đã hết hiệu lực, cố tình chây ỳ và bất hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo, vì vậy, việc xử lý tài sản đảm bảo của các TCTD càng khó khăn hơn.

Đề xuất biện pháp xử lý nợ xấu cho vay online
Ảnh minh họa.

Hiệp hội đề nghị đối với các khoản nợ xấu phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng online, do đặc thù của việc cấp tín dụng, giải ngân, thu nợ… đều được thực hiện qua mạng internet, nên đề nghị Tòa án Nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể về hình thức/cách thức nộp đơn khởi kiện và chứng cứ chứng minh để hỗ trợ TCTD trong việc khởi kiện các khách hàng có khoản nợ xấu này.

Hiệp hội cũng đề nghị bổ sung quyền thu giữ của TCTD trong trường hợp quyền thu giữ tài sản đảm bảo của TCTD đã được thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm và/hoặc trong Biên bản thỏa thuận và/hoặc trong Biên bản làm việc. Đồng thời đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp và cơ quan công an trong việc phối hợp, tạo điều kiện cho TCTD thu giữ tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, áp dụng một loạt quy định khác như: Cho phép Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo tại Tòa án với các điều kiện được nêu tại Điều 8 Nghị quyết số 42 được hướng dẫn thực hiện bởi Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP mà không cần phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 317 BLTTDS 2015; sửa đổi Luật Thi hành án dân sự;

Xem xét mở rộng phạm vi xác định hoạt động phát sinh nợ xấu đối với các khoản nợ mà TCTD mua từ tổ chức/cá nhân (không phải TCTD); ban hành quy định nâng cao tính thanh khoản thị trường thông qua việc phát triển các công cụ và dịch vụ hỗ trợ như xây dựng bộ tiêu chí, công thức định giá nợ xấu; quy định việc thành lập, hoạt động của các tổ chức có chức năng thẩm định giá khoản nợ xấu; xây dựng chính sách ưu đãi miễn/giảm thuế đối với hoạt động mua bán nợ xấu của các TCTD…

Bảo Thoa

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất biện pháp xử lý nợ xấu cho vay online. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.