Triển vọng cho thị trường cà phê thời gian tới sẽ như thế nào?
Nhiều doanh nghiệp cho biết, hiện nay thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm vì giá đang ở mức rất cao cộng với nguồn cung thấp trên thị trường thế giới.
Trong thời gian tới, triển vọng cho thị trường cà phê vẫn còn nhiều bất ổn. Dự kiến sản lượng cà phê vụ 2024/2025 của Việt Nam sẽ giảm sâu, về mức thấp nhất trong 13 năm qua. Theo dự báo của các chuyên gia, với mức giá hiện tại khoảng 5.000 USD/tấn, xuất khẩu cà phê có thể đạt thêm 1,5 - 2 tỷ USD trong 4 tháng cuối năm nay.
Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco) đã thực hiện các biện pháp để thu thập dữ liệu vùng trồng cà phê và tuân thủ các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định của EUDR. Trong vòng 9 tháng, Simexco đã nhận được hai chứng nhận từ Tổ chức 4C cho hai vùng trồng cà phê, với tổng diện tích là 9.500 ha và sản lượng đạt trên 35.000 tấn mỗi năm.
Theo ông Lê Đức Huy, Tổng giám đốc của Simexco, công ty đã phát triển các vùng nguyên liệu cà phê bền vững trong 15 năm qua, hợp tác với 40.000 hộ gia đình, quản lý vùng liên kết rộng 50.000 ha và sản xuất hơn 100.000 tấn cà phê hàng năm. Việc sản xuất cà phê bền vững giúp Simexco dễ dàng thích nghi với các quy định của EUDR.
Đắk Lắk được chọn làm địa phương mẫu để xây dựng các mô hình tuân thủ EUDR, với mục tiêu mở rộng ra toàn quốc. Tỉnh Đắk Lắk đang hoàn thiện hệ thống dữ liệu sản xuất và dữ liệu rừng để đáp ứng yêu cầu của EU, bắt đầu từ ba huyện Krông Năng, Ea H'leo, và Cư M'gar.
Ảnh hưởng của thời tiết
Khu vực Đông Nam Brazil - vùng sản xuất cà phê lớn nhất cả nước đang trải qua đợt khô hạn kỷ lục kéo dài hơn ba tháng. Điều này làm giảm hiệu suất của quá trình ra hoa và đậu quả non của cây cà phê thu hoạch năm 2025. Theo một số nhà vườn, nhiều diện tích trồng cà phê đã không chịu nổi tình trạng thiếu mưa trong nhiều tháng và có thể bị mất trắng. Hoạt động sản xuất ổn định chỉ có thể quay lại vào năm 2025.
Thêm vào đó, dự báo thời tiết cho thấy tình trạng thiếu mưa tại các vườn cà phê tại Đông Nam Brazil còn có thể kéo dài sang tháng 9. Điều này càng làm lo ngại rằng tiêu cực về triển vọng nguồn cung vụ 2025-2026, nhất là khi đây còn là năm mất mùa trong chu kỳ 2 năm được mùa 1 lần tại Brazil. Hiện tại, chưa có thống kê cụ thể nào về những tổn thất do khô hạn gây ra tại các vườn cà phê nhưng giới phân tích dự kiến sản lượng có thể giảm 20%.
Với những diễn biến phức tạp của thị trường, giá cà phê trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục biến động mạnh. Các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê cần theo dõi sát sao tình hình thị trường để đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.
Hiện tại, nguồn cung robusta của Việt Nam hiện tại rất hạn chế, sức đề kháng giá của thị trường nội địa đang làm chậm doanh số và hoạt động giao dịch vẫn ảm đạm trong nước. Theo nhiều doanh nghiệp, hiện nay thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm vì giá đang ở mức rất cao cộng với nguồn cung thấp trên thị trường thế giới.
Các chuyên gia cho biết, trong thời gian qua giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng kỷ lục là vì nguồn cung trên thế giới khan hiếm. Các thị trường lớn như: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Israel, Trung Quốc... hiện đang tăng cường mua loại nông sản này khiến giá nhập khẩu vào các thị trường này tăng lên khoảng 30% so với năm 2023. Điển hình là đầu tháng 7/2024, Hungary đã mua cà phê của Việt Nam với mức giá trung bình hơn 6.800 USD/tấn, hay Israel mua với mức 6.100 USD/tấn.
Bích Ngọc