0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 26/09/2024 15:18 (GMT+7)

Tính đơn giá dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?

Theo dõi KT&TD trên

Đối với sản phẩm, dịch vụ công do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thì chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp,

Các khoản đóng góp theo lương theo chế độ Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo định mức lao động, định mức chi phí (nếu có).

Tính đơn giá dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?
Ảnh minh họa.

Đơn vị sự nghiệp công lập A trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, được giao quản lý và vận hành tòa nhà hành chính, đã được UBND tỉnh ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật.

Trong quá trình xây dựng đơn giá cho dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà hành chính trên để đặt hàng, đấu thầu (dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước), đơn vị A áp dụng mức lương cơ sở để tính đơn giá nhân công. Tuy nhiên, Sở Tài chính yêu cầu đơn vị phải áp dụng mức lương tối thiểu vùng để tính đơn giá nhân công (do nhân sự thực hiện các công việc quản lý và vận hành tòa nhà hành chính của đơn vị A không phải là công chức, viên chức. Mức lương cơ sở chỉ áp dụng cho công chức và viên chức).

Ông Vũ Toàn hỏi, đơn vị A áp dụng mức lương cơ sở hay mức lương tối thiểu vùng để tính đơn giá nhân công của dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ, đối với sản phẩm, dịch vụ công do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thì chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo chế độ Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo định mức lao động, định mức chi phí (nếu có).

Đối với sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp thực hiện thì chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 6/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện).

Nội dung câu hỏi của ông Vũ Toàn nêu trên đề nghị giải đáp về xác định tiền lương trong đơn giá nhân công để tính giá dịch vụ sự nghiệp công do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, nội dung này không thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Vì vậy, đề nghị ông Vũ Toàn căn cứ vào quy định nêu trên để thực hiện, trường hợp cần thiết thì liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn.

Bạn đang đọc bài viết Tính đơn giá dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hút vốn ngoại từ cải cách đầu tư
FDI vào Việt Nam nửa đầu năm đạt hơn 21,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ. Chính sách ưu đãi, cải cách đơn giản hoá thủ tục và mô hình “một cửa” được kỳ vọng tiếp tục hút vốn ngoại trong thời gian tới.
Đầu tư thông minh: Biến rủi ro thành cơ hội
Trong thế giới đầu tư đầy biến động, khả năng nhận diện và chuyển hóa rủi ro thành cơ hội đã trở thành yếu tố phân biệt giữa các nhà đầu tư thành công và những người chỉ đơn thuần may mắn.
Dòng vốn FDI và cơ hội cho nhà đầu tư trong nước
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập sâu rộng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một yếu tố quan trọng định hình cảnh quan đầu tư của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Tin mới

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips
Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng.
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
“Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) Ngân hàng SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.