0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 10/08/2023 12:23 (GMT+7)

Hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu vùng đến cuối năm 2023

Theo dõi KT&TD trên

Đồng ý tăng lương là cần thiết, nhưng đại diện phía doanh nghiệp cho rằng điều chỉnh ngay lúc này là không thể, mà cần tiếp tục thương thảo trong thời gian tới.

Phiên họp đầu tiên về điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 của Hội đồng Tiền lương quốc gia diễn ra ngày 9/8 trong bối cảnh kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm, CPI sáu tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát tăng 4,74%.

Tại phiên họp, đại diện công đoàn đề nghị tăng khoảng 6%, tức tiền lương tương ứng thấp nhất 195.000 đồng với vùng IV và 280.000 đồng với vùng I.

Công đoàn dẫn số liệu khảo sát về đời sống lao động nửa đầu năm 2023 cho kết quả thu nhập trung bình của công nhân đạt 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình họ là 11,7 triệu. Như vậy, thu nhập chỉ đáp ứng gần 70% chi tiêu của người được khảo sát. Mức chi tiêu của người lao động cũng đã tăng 19% so với năm 2022, chủ yếu do giá cả, tiền điện nước tăng cao.

Hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu vùng đến cuối năm 2023

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng giai đoạn này tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc mới là cấp thiết. Nhiều doanh nghiệp không còn tăng ca và đang gồng mình duy trì việc làm cho lao động.

"Chúng tôi đồng ý tăng lương là cần thiết nhưng điều chỉnh ngay lúc này thì không thể", ông nói, thêm rằng cần tiếp tục thương thảo trong thời gian tới, chưa thể chốt ngay trong phiên đầu.

Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành viên tham gia đàm phán, cho biết các bên chưa thống nhất được mức lẫn thời điểm tăng, song bỏ phiếu đồng ý dời phiên họp tiếp theo vào cuối năm.

Theo thông lệ, mỗi kỳ họp hội đồng diễn ra 2-3 phiên. Phương án và thời điểm tăng lương thường chốt vào phiên họp thứ ba, nhanh nhất vào phiên thứ hai khi các bên tìm được tiếng nói chung.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Mức này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu vùng đến cuối năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.