0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 28/11/2024 06:54 (GMT+7)

Tác động của CEAP tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU

Theo dõi KT&TD trên

EU hiện đang là một trong các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn dưới tác động tích cực, lan tỏa của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Tuy nhiên, Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP) sẽ đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi và thích ứng.

Kinh tế tuần hoàn – Xu thế không thể đảo ngược

Mặc dù có những lợi thế lớn nhưng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ các chính sách xanh của EU đưa ra những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, dự báo xu hướng này của EU cũng sẽ được các nước phát triển, các thị trường lớn của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu chú trọng, tăng cường siết chặt, tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn xanh mới đối với hàng hóa trong thương mại quốc tế. Một trong số những chính sách đó là Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP – là một phần của Thỏa thuận xanh Châu Âu). Kế hoạch này dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước đối với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và các chuỗi cung ứng.

Báo Bình Dương Online - Ngành dệt may ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy sản xuất phát triển

Chia sẻ tại tọa đàm “Kế hoạch của EU về kinh tế tuần hoàn (CEAP) và hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 27-11, đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, CEAP sẽ có tác động đến 7 nhóm lĩnh vực chính, bao gồm: thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin và nhóm về bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày... Quy định trọng tâm của CEAP liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững.

Quy định trọng tâm đó liên quan đến ISPR - là một quy định liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững, đã có hiệu lực từ tháng 7/2024. Những quy định này có thể ảnh hưởng đến một số lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có dệt may và giày dép, các sản phẩm nhựa và bao bì. Trong ISPR có một số quy định liên quan đến việc ngăn chặn, hạn chế tiêu hủy các sản phẩm dệt may, hoặc có những quy định sau này các sản phẩm sẽ phải hộ chiếu kỹ thuật số DPP (DPP là hồ sơ kỹ thuật số cung cấp thông tin toàn diện về sản phẩm và toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm. DPP sẽ bao gồm các chi tiết thiết yếu như mã định danh sản phẩm duy nhất, tài liệu tuân thủ và thông tin về các chất đáng quan tâm).

Đó là một chiến lược của EU để giúp khối này giảm phát thải ròng bằng 0 sớm nhất có thể vào năm 2050. Và để thực hiện được chiến lược và mục tiêu này thì EU sẽ đưa ra hàng loạt các quy định, trong đó có CEAP với những quy định chi tiết cụ thể đối với từng nhóm hàng, từng lĩnh vực. Nếu những sản phẩm không đáp ứng được những tiêu chuẩn của EU như liên quan đến hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số chẳng hạn, có khả năng không thể thâm nhập được vào thị trường EU.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên cho hay 4 năm thực hiện EVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp tăng gấp đôi sang EU. Tuy nhiên, ngành dệt may phải đối mặt với vấn đề về xuất xứ. Nếu như không đạt được yêu cầu này, sản phẩm sẽ không thể xuất vào EU theo EVFTA và hưởng lợi về thuế quan được, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết. Đồng thời đề xuất cơ quan chức năng giải quyết bài toán nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm đáp ứng về quy tắc xuất xứ phục vụ xuất khẩu, đồng thời đầu tư các khu công nghiệp lớn để thu hút nhà đầu tư sản xuất, tận dụng ưu đãi của EVFTA và đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thị trường, cũng như hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Tiến sỹ Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng nhận định, doanh nghiệp nào làm được tốt những quy trình hoặc giải pháp kinh tế tuần hoàn sẽ đạt được hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh tốt hơn những doanh nghiệp khác, bởi tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, kéo dài được vòng đời sản phẩm… Ông cũng cho rằng, để đầu tư vào chuyển đổi công nghệ sản xuất, cần phải có nguồn lực lớn về tài chính. Đó là vấn đề hạn chế của đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặc dù vậy, những yêu cầu về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế không thể đảo ngược, buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ để tham gia chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường khó tính.

Đồng bộ các giải pháp

Tại tọa đàm, đại diện Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ khuyến nghị các doanh nghiệp cần tự trang bị cho mình thông tin thị trường đầy đủ, đúng cùng với đó có những chiến lược cụ thể, chi tiết để sẵn sàng thích ứng với những tiêu chí, quy định khắt khe của thị trường xuất khẩu. Bởi ngoài CEAP, EU cũng ban hành một loạt các quy định khác, trong đó có Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (gọi tắt là CBAM). Mặc dù hiện giờ CBAM chỉ áp dụng đến một số lĩnh vực phát thải lớn trong lĩnh vực công nghiệp như xi măng, sắt, thép… nhưng sau này có thể mở rộng ra những lĩnh vực khác.

Cũng theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, hiện nay có rất nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, sẵn sàng chia sẻ và cũng thường xuyên phối hợp với Bộ Công Thương để hỗ trợ các doanh nghiệp vạch ra được chiến lược cụ thể để thâm nhập vào được thị trường châu Âu.

Trước mắt, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư sản xuất, phải thay đổi quy trình sản xuất, quy trình quản lý; chi phí đầu tư tăng cũng có thể kéo theo chi phí, giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn đó cũng có thể sẽ tiếp cận được những đối tượng khách hàng mới. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí đầu tư sản xuất để thay đổi, để đáp ứng được những tiêu chuẩn châu Âu ban đầu có thể cao, nhưng khi các doanh nghiệp đã có được chiến lược đầu tư bài bản, họ sẽ thu được những hiệu suất kinh doanh sản xuất tốt hơn thì cũng sẽ giảm được chi phí về lâu dài.

Các chuyên ra cũng chỉ ra rằng, việc sớm triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ và việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thích ứng với Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU không chỉ giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, sau đó mở rộng sang các thị trường lớn, trọng điểm khác. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần phải hành động càng sớm càng tốt, có những hướng dẫn thống nhất và đánh giá phù hợp, có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không đánh mất lợi thế từ Hiệp định EVFTA và bị loại khỏi chuỗi giá trị toàn cầu.

Về phần mình, các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi tư duy, chủ động chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn, bền vững. Thích ứng tốt với Chiến lược Thỏa thuận Xanh châu Âu nói chung và Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP) giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những lợi ích mà EVFTA mang lại.

Sau 4 năm hiệp định có hiệu lực, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU có sự tăng trưởng rất lớn. Về các mặt hàng xuất khẩu sang EU, nhờ lợi thế cạnh tranh về thuế quan của EVFTA, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng tốt. Trong đó có thể kể đến các nhóm hàng về công nghiệp như máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, các nhóm hàng về hóa chất và đặc biệt những nhóm hàng về nông sản, thủy sản cũng đạt được sự tăng trưởng cao.

Về đầu tư, nhờ EVFTA, EU đã trở thành nhà đầu tư đứng thứ sáu có vốn FDI đầu tư nhiều vào Việt Nam. Các doanh nghiệp châu Âu hiện đầu tư vào khoảng 2.500 dự án với tổng số vốn đăng ký đâu đó khoảng 28 tỷ USD. Đặc biệt, EVFTA không chỉ tạo điều kiện thu hút những nhà đầu tư của châu Âu mà còn cả những nhà đầu tư ngoài châu Âu đến Việt Nam, tận dụng hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU để đưa những hàng hóa sản xuất của nhà máy của họ tại Việt Nam sang thị trường châu Âu.

Bạn đang đọc bài viết Tác động của CEAP tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thương mại điện tử phải quản lý chặt
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử.
Vì sao quán mỳ "hot trend" bất ngờ đóng cửa tại vị trí vàng?
Thông báo ngừng hoạt động chi nhánh Yutang Hoàng Đạo Thúy của Golden Gate mới đây đã để lại nhiều tiếc nuối cho những thực khách yêu thích thương hiệu trà sữa và mỳ Đài Loan này. Đây không phải lần đầu tiên chuỗi cửa hàng này nói lời chia tay với một vị trí đắc địa.
Ninh Thuận: Tăng cường, kiểm tra giám sát trong tháng cao điểm cuối năm
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận tăng cường, kiểm tra giám sát trong tháng cao điểm, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
Hôm nay (27/11), giá dầu thế giới tiếp đà giảm của phiên giao dịch nhiều biến động, sau khi Israel đồng ý thỏa thuận ngừng bắn với Lebanon, làm giảm mức rủi ro của dầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,69 USD/thùng, giảm 0,35%; giá dầu Brent ở mốc 72,74 USD/thùng, giảm 0,38%.
Giá vàng hôm nay 27/11: Vẫn tiếp tục giảm mạnh
Sáng nay 27/11, giá vàng sụt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới. Theo Kitco, giá vàng thế giới sụt giảm nhanh chóng được cho là bởi tâm lý rủi ro tăng cao của nhà đầu tư, áp lực chốt lời lớn và hiện tượng bán tháo từ các nhà giao dịch hợp đồng tương lai ngắn hạn.

Tin mới

Katinat và bài học cho các thương hiệu về đu trend
Sự việc chiếc tem dán "giảm an tây" thay vì "giảm đá" xuất hiện trên ly trà sữa Katinat đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Vụ việc không chỉ đặt ra câu hỏi về sự chuyên nghiệp trong vận hành của thương hiệu mà còn là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về việc "đu trend".
Bí ẩn đằng sau giá rẻ "giật mình" của nho sữa Trung Quốc
Nho sữa Shine Muscat - vua của các loại nho với hương vị ngọt ngào, thơm mát, đang "làm mưa làm gió" tại thị trường Việt Nam với mức giá siêu rẻ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đằng sau những chùm nho hấp dẫn ấy là câu chuyện về sự bùng nổ sản xuất, cạnh tranh khốc liệt và cả những nỗi lo về chất lượng
“Cháy” vé máy bay dịp Tết 2025: Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay để đáp ứng nhu cầu
Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu di chuyển bằng máy bay và tàu hỏa tăng vọt. Nhiều chặng bay trọng điểm đã hết vé, đặc biệt ở hạng thương gia và các khung giờ cao điểm. Trước tình hình này, các hãng hàng không đang triển khai loạt giải pháp, từ tăng cường chuyến bay đến bổ sung hàng trăm nghìn ghế ngồi.
AVIA 3A – Tái hiện hương vị trà tinh tế từ thiên nhiên
Trà, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt, được coi là biểu tượng của sự thư thái và gắn kết. Để pha được một tách trà ngon, người thưởng trà luôn quan tâm đến những yếu tố tinh tế nhất, từ chọn trà, dụng cụ pha, đến cách rót nước.
Làm sao để phát triển thị trường bất động sản bền vững?
Thị trường BĐS Việt Nam đang bước vào chu kỳ mới, chính vì vậy, ngày 27/11, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường BĐS” với kỳ vọng góp phần đưa thị trường ngày một ổn định và phát triển bền vững.