0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 15/08/2023 13:36 (GMT+7)

Ngành dệt may vượt khó, nhóm doanh nghiệp xơ sợi phục hồi sớm

Theo dõi KT&TD trên

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngành Dệt may đã có sự cải thiện qua các tháng kể từ tháng 5/2023 là một tín hiệu sớm cho đà phục hồi nhu cầu tiêu thụ trong ngành này. VNDirect cho rằng những khó khăn của ngành Dệt may đang đi đến hồi kết và nhóm xơ sợi là phân khúc đầu tiên thể hiện sự phục hồi.

Hoạt động xuất khẩu phục hồi

Báo cáo ngành dệt may của Công ty Chứng khoán VNDirect cho thấy lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu toàn ngành Dệt may của Việt Nam giảm 16,7% so với cùng kỳ, đạt mức 21,5 tỷ USD (theo số liệu ước tính từ Bộ Công Thương). Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng từ nhu cầu yếu tại các thị trường lớn, trong bối cảnh chi phí đi vay cao và kinh tế tăng trưởng chậm lại (dẫn đến tốc độ tăng trưởng của thu nhập khả dụng của người tiêu dùng cũng yếu đi).

Tuy nhiên dữ liệu qua các tháng đã cho thấy sự phục hồi. Cụ thể, giá trị xuất khẩu toàn ngành trong tháng 7/2023 đã tăng 4,1% so với tháng trước, đạt 3,65 tỷ USD (sau khi tăng trưởng tích cực ở mức 13,2% so với tháng trước trong tháng 6).

Ngành dệt may trên đà hồi phục
Giá trị xuất khẩu toàn ngành Dệt may ước đạt 3,65 tỷ USD trong tháng 7/2023, tăng 4,1% so với tháng trước

Trong 7 tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu xơ, sợi dệt (sau đây gọi tắt là “xơ sợi”) tăng 2,5% so với cùng kỳ lên 988.300 tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 19,9% so với cùng kỳ về 2,48 tỷ USD do giá bán giảm sau khi giá nguyên liệu đầu vào (chip nhựa, bông cotton) hạ nhiệt từ vùng cao trong nửa đầu năm 2022. Sản lượng xuất khẩu xơ sợi tính riêng tháng 7 ước đạt 160 nghìn tấn, tương đương với mức tăng 6,7% so với cùng kỳ và 45,4% so với tháng 6, điều này xác nhận rằng nhu cầu tiêu thụ đang ở trong quá trình phục hồi.

Kim ngạch xuất khẩu vải và hàng may mặc đạt 19,02 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2023, giảm 16,3% so với cùng kỳ. Dữ liệu của riêng tháng 7 được ghi nhận đạt 3,26 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sợi đã cải thiện dần

Tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp Dệt may niêm yết trong nửa đầu năm 2023 lần lượt giảm 17,5% và 73,0% so với cùng kỳ, chủ yếu chịu tác động từ tiêu thụ yếu trong lĩnh vực vải và hàng may mặc và chi phí lãi vay tăng 42,5% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp của toàn ngành giảm 4,3 điểm % do các nhà cung cấp xơ sợi phải giảm giá bán trong khi các nhà sản xuất vải và hàng may mặc vẫn đang chịu chi phí đầu vào cao.

Tình trạng sức tiêu thụ yếu đối với các sản phẩm may mặc kéo dài khiến cho lượng hàng tồn kho của của các nhà sản xuất duy trì ở mức cao cho đến Q2/23, dẫn đến đơn hàng mới sụt giảm và kết quả kinh doanh theo đó lao dốc tại các doanh nghiệp may.

Ngành dệt may trên đà hồi phục
Sơ lược kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Dệt may niêm yết

Trong 6T2023, doanh thu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (UpCOM: VGT) giảm 15,5% so với cùng kỳ và đạt 8.119 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận ròng chỉ đạt 62,3 tỷ đồng, giảm mạnh 88,4% so với cùng kỳ do chi phí lãi vay tăng 57,1% so với cùng kỳ, đạt 189,4 tỷ đồng và công ty gia tăng trích lập dự phòng lên 71,8 tỷ đồng (từ mức 13,3 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2022).

Đối mặt với những khó khăn tương tự trong việc doanh số bán hàng sụt giảm và chi phí tài chính tăng cao, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) chứng kiến doanh thu giảm 20,4% so với cùng kỳ về mức 2.179 tỷ đồng và lợi nhuận ròng giảm 41,1% so với cùng kỳ về mức 110,6 tỷ đồng sau 2 quý đầu năm 2023; trong khi CTCP Dệt May Thành Công (HOSE: TCM) ghi nhận doanh thu 6T2023 đạt 1.591 tỷ đồng (giảm 26,7% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 56,4 tỷ đồng (giảm 55,9% so với cùng kỳ).

Doanh thu lũy kế 6 tháng của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ lên 3.334 tỷ đồng nhờ thực hiện các đơn hàng đã ký trong Q4/22, tuy nhiên lợi nhuận ròng của công ty đã sụt giảm 21,3% so với cùng kỳ về mức 98,6 tỷ đồng.

Nhờ giảm ghi nhận khoản hàng bán trả lại (giảm 70,4% so với cùng kỳ về mức 759,3 triệu đồng trong 6T2023), doanh thu của Tổng CTCP May Việt Tiến (UpCOM: VGG) tăng 6,0% so với cùng kỳ lên 4.124 tỷ đồng và lợi nhuận ròng cũng chỉ giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ về mức 76,4 tỷ đồng.

Riêng đối với MSH, doanh nghiệp đã bù đắp lượng đơn hàng sụt giảm từ các khách hàng hiện có bằng việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng mới, qua đó ghi nhận doanh thu Q2/23 đạt 1.542 tỷ đồng – tăng trưởng ấn tượng ở mức 141,9% so với quý trước. Lợi nhuận ròng của công ty trong kỳ đạt 75,9 tỷ đồng, tăng 119,2% so với Q1/23.

Ngành dệt may trên đà hồi phục
Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp Dệt may thu hẹp lại trong 6T2023

Mặt khác, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sợi đã cải thiện dần từ trong nửa đầu năm 2023 khi giá nguyên liệu cotton đã giảm đáng kể so với vùng giá trong nửa đầu năm 2022 và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc trở lại.

CTCP Damsan (HOSE: ADS) ghi nhận doanh thu 6T2023 tăng 14,1% so với cùng kỳ lên 970,2 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận ròng giảm 20,7% so với cùng kỳ về 37,3 tỷ đồng – chủ yếu do phải gia tăng chi phí cho việc nâng cấp máy móc (từ mức 10,6 triệu đồng của cùng kỳ năm 2022 lên 3,3 tỷ đồng). Tính riêng Q2/23, doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty đều tăng trưởng tích cực, lần lượt tăng 66,7%/ 13,4% so với cùng kỳ và tăng 129,2%/89,2% so với Q1/23.

Các doanh nghiệp sản xuất sợi polyester ghi nhận mức tăng trưởng yếu hơn do có nền cao trong 6T2022. Doanh thu và lợi nhuận ròng của Tổng CTCP Phong Phú (UpCOM: PPH) lần lượt giảm 13,0%/34,6% so với cùng kỳ về mức 781,2 tỷ đồng và 209,9 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm 2023.

Doanh thu của CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) giảm 40,6% so với cùng kỳ về mức 695,2 tỷ đồng, lợi nhuận ròng sụt giảm 73,4% so với cùng kỳ (về mức 39,1 tỷ đồng) sau khi chi phí lãi vay tăng mạnh 203,3% so với cùng kỳ (lên 8,6 tỷ đồng) trong 6T2023. Tuy nhiên nhu cầu đối với sản phẩm thuộc phân ngành này đã và đang dần phục hồi, trong quý 2 STK đã ghi nhận doanh thu tăng 41,5% so với quý trước (đạt 407,3 tỷ đồng) và lợi nhuận ròng gấp 22 lần so với Q1/23 (đạt 37,5 tỷ đồng).

Nhiều động lực hỗ trợ trong ngắn và trung hạn

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngành Dệt may đã có sự cải thiện qua các tháng kể từ tháng 5/2023, điều mà VNDirect tin rằng là một tín hiệu sớm cho đà phục hồi nhu cầu tiêu thụ trong ngành này. VNDirect kỳ vọng ba phân khúc trong chuỗi giá trị sẽ lần lượt phục hồi kể từ nửa cuối năm 2023 với các động lực hỗ trợ trong ngắn và trung hạn, do đó VNDirect cho rằng những khó khăn của ngành Dệt may đang đi đến hồi kết và nhóm xơ sợi là phân khúc đầu tiên thể hiện sự phục hồi.

Theo đó, mùa lễ hội cuối năm có thể là một động lực ngắn hạn. Nhu cầu cho các mặt hàng ngành Dệt may có xu hướng tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ, Tết, do đó VNDirect kỳ vọng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ở khâu thượng nguồn (xơ sợi) sẽ sôi động hơn kể từ Q3/23. Tuy nhiên, VNDirect lưu ý rằng các doanh nghiệp sản xuất sợi polyester có rủi ro sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn trong quý tới khi giá nguyên liệu đầu vào (chip nhựa sản xuất từ dầu thô) tăng trở lại. Các nguyên liệu nhựa thường phản ánh đà tăng theo giá dầu sau 3 đến 4 tháng.

Ngành dệt may trên đà hồi phục
Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp Dệt may thu hẹp lại trong 6T2023

Doanh nghiệp dệt may cũng đang chờ đợi bước ngoặt đến từ triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc. Chỉ số giá đầu vào cho các nhà sản xuất sợi ở Trung Quốc đã tăng nhẹ 0,1% và 0,3% so với tháng trước trong tháng 5 và tháng 6, cho thấy nhu cầu đang phục hồi. Doanh số bán lẻ các mặt hàng dệt may và giày dép tính đến tháng 5/2023 đã tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ, đạt 107,6 tỷ Nhân dân tệ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ, cũng như giảm lãi suất tiết kiệm để kích thích dòng tiền chảy ngược lại ra tiêu thụ và đầu tư. VNDirect kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ cho thấy các tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn vào Q4/23 - Q1/24. Các nhà sản xuất sợi với tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc cao như ADS sẽ hưởng lợi lớn từ xu hướng này.

VNDirect cũng kỳ vọng nhu cầu cho các sản phẩm vải và may mặc tại Mỹ sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng kể từ Q1/24 nhờ bối cảnh kinh tế vĩ mô trở nên tích cực hơn. Tính đến tháng 5/2023, vải và hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ đã tăng 12,1% so với tháng trước về lượng (đạt mức 13,2 tỷ m2) và tăng 9,3% so với tháng trước về giá (đạt mức 9,2 tỷ USD). Sản lượng nhập khẩu đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2022, phản ánh nhu cầu cho sản phẩm thuộc các phân ngành này đang phục hồi với tiến độ tích cực.

Ngành dệt may trên đà hồi phục
Sản lượng nhập khẩu vải và hàng may mặc của Mỹ đã cho thấy sự cải thiện kể từ đầu năm 2023

Tồn kho hàng hóa bán lẻ quần áo và phụ kiện tại Mỹ đã quay đầu giảm kể từ tháng 3, tuy nhiên hiện vẫn đang ở vùng cao so với giai đoạn trước dịch, do đó VNDirect cho rằng hoạt động bổ sung hàng tồn kho trong các tháng tới của các nhà sản xuất sẽ chỉ ở tốc độ chậm. Tuy nhiên, VNDirect kỳ vọng việc nhu cầu tăng cao trong mùa lễ hội cuối năm sẽ giúp thúc đẩy việc bán hàng và hấp thụ bớt lượng hàng tồn kho đang ở mức cao, tạo dư địa cho các đơn hàng mới để phục vụ cho mùa xuân-hè 2024.

Bên cạnh đó, công cuộc kiểm soát lạm phát của Mỹ đang tiến triển tích cực, với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại quốc gia này tiếp tục thu hẹp đà tăng và đạt mức 3,0% so với cùng kỳ trong tháng 6/2023 – mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021. VNDirect kỳ vọng chu kỳ thắt chặt tiền tệ của FED sẽ đảo chiều sau năm 2023, điều này sẽ giúp dần cởi bỏ gánh nặng lên sức tiêu thụ tại các mặt hàng không thiết yếu – trong đó bao gồm quần áo và các sản phẩm khác của ngành Dệt may.

VNDirect cũng lưu ý việc jàng rào thuế quan cho sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU tiếp tục được hạ xuống nhờ EVFTA nhưng nhu cầu chưa thực sự hồi phục.

Ngành dệt may trên đà hồi phục
Lộ trình giảm thuế cho hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang EU theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

Kim ngạch xuất khẩu vải và hàng may mặc sang EU của Việt Nam trong 6T2023 giảm 10,2% so với cùng kỳ, đạt 1,89 tỷ USD. Trong quý 2, dữ liệu này được ghi nhận đạt 1,12 tỷ USD, tương đương với mức tăng 43,8% so với quý trước nhờ mức nền thấp của Q1/23 (ở mức 776,5 triệu USD, mức thấp nhất kể từ Q3/21).

Tuy nhiên, việc các điều kiện tài chính tại Châu Âu được dự đoán sẽ còn bị thắt chặt hơn trong các tháng tới (ECB tiếp tục nâng lãi suất) đang là một rủi ro đe dọa triển vọng tiêu dùng tại khu vực này. Lạm phát lõi tại khu vực sử dụng đồng Euro (sau đây gọi tắt là Eurozone) đã tăng cao hơn trong tháng 6/2023 – ở mức 5,4% so với cùng kỳ, cho thấy cuộc chiến chống lạm phát tại khu vực này đòi hỏi có thêm các biện pháp.

Theo dữ liệu từ Liên đoàn Dệt may Châu Âu (EURATEX), chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Dệt may tại Châu Âu vẫn đang tiếp tục suy giảm, báo hiệu rằng hoạt động sản xuất trong ngành này sẽ còn thu hẹp hơn trong quý tới. Chỉ số này đã giảm 0,7 điểm đối với ngành sợi và 10,1 điểm đối với ngành may trong tháng 6 so với tháng 5, chủ yếu do quan điểm tiêu cực hơn của các nhà quản trị dựa trên lượng đơn đặt hàng và mức tồn kho hàng hóa thành phẩm hiện hữu của họ.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Ngành dệt may vượt khó, nhóm doanh nghiệp xơ sợi phục hồi sớm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.
“Solo Economy”: Động lực mới của ngành F&B
Xu hướng sống độc thân đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng. Ngành F&B, vốn dĩ tập trung vào phục vụ các gia đình truyền thống, đang phải nhanh chóng thích nghi để nắm bắt cơ hội từ "nền kinh tế độc thân" đang lên.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).