0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 22/03/2023 08:52 (GMT+7)

Dệt may Thành Công (TCM) dự chi gần 60 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022

Theo dõi KT&TD trên

Với gần 81,95 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Dệt may Thành Công sẽ phải chi khoảng 57,37 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 30/3, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 14/4/2023.

Dệt may Thành Công (TCM) dự chi gần 60 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 - Ảnh 1

CTCP Dệt may- Đầu tư- Thương mại Thành Công (TCM – sàn HOSE) thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 7%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 700 đồng.

Như vậy, với gần 81,95 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Dệt may Thành Công sẽ phải chi khoảng 57,37 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 30/3, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 14/4/2023.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2022, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (mã chứng khoán: TCM - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 940 tỷ đồng, tăng 13% so với quý 4/2021. Tuy nhiên, đây vẫn là quý có doanh thu thấp nhất trong cả năm 2022 đối với công ty.

Nhờ giá vốn hàng bán trong cùng kỳ có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp của Dệt may Thành Công trong quý 4/2022 đạt 152 tỷ đồng, tăng 27% so với quý 4/2021. Biên lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng nhẹ lên mức 16,2%.

Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đạt 74,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 4/2022, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng mức lợi nhuận này cũng đã giảm 35% so với quý 3/2022, phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty đã chậm lại khi toàn ngành dệt may Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2022.

Luỹ kế cả năm 2022, Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.341 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 281 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,7% và 95% so với năm 2021. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động. Nếu so với kế hoạch đề ra, Dệt may Thành Công đã hoàn thành 104% mục tiêu doanh thu và 111% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2022.

Dệt may và may mặc là mảng kinh doanh chủ lực của Dệt may Thành Công, chiếm 98% tổng doanh thu và đóng góp 97% tổng lợi nhuận gộp. Mảng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của công ty tuy có ghi nhận tăng trưởng nhưng chỉ chiếm 1,3% tổng doanh thu.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Dệt may Thành Công đạt 3.477 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,5% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị hàng tồn kho giảm mạnh 14%, xuống còn 1.255 tỷ đồng (chiếm 36% tổng tài sản). Công ty hiện đang nắm giữ 422 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, và 203 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Tổng giá trị hai khoản này tương đương 18% tổng tài sản.

Hồ Quân

Bạn đang đọc bài viết Dệt may Thành Công (TCM) dự chi gần 60 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Cao-su Sông Bé và CTCP Chứng khoán đầu tư tài chính Việt Nam do những vi phạm trong công bố thông tin, không quy định nội dung họp trực tuyến trong quy chế nội bộ, giao dịch, báo cáo...
Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group
Gặt hái “cú đúp” danh hiệu tại AREA 2025, ROX Group chứng minh năng lực quản trị hiện đại và vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Thành quả này là kết tinh từ chiến lược đổi mới toàn diện và nỗ lực không ngừng tạo giá trị thật cho cộng đồng ...

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.