0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 17/10/2024 06:51 (GMT+7)

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát huy vai trò động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Theo dõi KT&TD trên

9 tháng năm 2024, Tăng trưởng kinh tế đạt 6,82%, cao hơn mức kỳ vọng trong bối cảnh 26 địa phương phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 vừa qua. Ngành chế biến, chế tạo (chiếm trên 79,4% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp theo giá so sánh),

Do đó quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp và ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát huy vai trò động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.  
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát huy vai trò động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý 3/2024, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt 9,59% so với quý 3/2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, quý III/2024, hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tăng trưởng tích cực hơn quý trước, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã đóng góp tích cực và là động lực tăng trưởng của của nền kinh tế trong quý III và 9 tháng năm 2024.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 9,59% so với quý III/2023. đóng góp 3,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, đây là mức tăng cao nhất của cùng kỳ các năm trong 6 năm gần đây, đóng góp 2,93 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Tính chung lại, GDP 9 tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2024 tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,71 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 9,76%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm.

So với cùng kỳ năm trước, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2024 ước tính tăng 8,34% (quý I tăng 6,47%; quý II tăng 8,78%; quý III tăng 9,59%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76% (quý I tăng 7,21%; quý II tăng 10,39%; quý III tăng 11,41%).

Chỉ số sản xuất (IIP) 9 tháng năm 2024 của một số ngành cấp II trọng điểm của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 28,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 24,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18,8%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 16,9%; sản xuất xe có động cơ tăng 13,0%; dệt tăng 12,8%; sản xuất kim loại tăng 12,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 12,0%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,1%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,8%. Bên cạnh đó, chỉ số IIP của một số ngành giảm: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 0,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 3,7%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 03 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát huy vai trò động lực tăng trưởng cho nền kinh tế - Ảnh 1

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Thép thanh, thép góc tăng 26,7%; xăng, dầu tăng 20,3%; thép cán tăng 16,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 15,9%; đường kính tăng 13,5%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,3%; sữa bột tăng 12,1%; ô tô tăng 11,9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước, như: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 16,5%; khí hóa lỏng LPG giảm 15,0%; điện thoại di động giảm 7,6%; dầu mỏ thô khai thác giảm 5,9%; than đá (than sạch) giảm 4,2%; bia giảm 2,8%; Alumin giảm 2,3%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2024 tăng tới 12,5% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 0,6%). Trong khi đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2024 tăng 5,2% so với cùng thời điểm tháng trước và chỉ tăng 8,5% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng tới 19,4%). Đồng thời, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2024 là 76,8% (so với mức bình quân 9 tháng năm 2023 là 85,3%)... là những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi tích cực của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Dự kiến quý 4/2024, có 42,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý 3/2024; 40,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 84,8% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý 4/2024 tốt hơn và giữ ổn định so với quý 3/2024; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp nhà nước lần lượt là 81,7% và 81,1%.

Về khối lượng sản xuất, có 36,9% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý 3/2024 tăng so với quý 2/2024; 41,0% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 22,1% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm. Về xu hướng quý 4/2024 so với quý 3/2024, có 41,8% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 41,8% số doanh nghiệp dự báo ổn định và 16,4% số doanh nghiệp dự báo giảm.

Về đơn đặt hàng, có 33,3% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý 3/2024 cao hơn quý 2/2024; 44,1% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 22,6% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm . Về xu hướng quý 4/2024 so với quý 3/2024, có 40,5% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng; 43,3% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định và 16,2% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý 3/2024 so với quý 2/2024, có 29,8% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 48,0% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 22,2% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Xu hướng quý 4/2024 so với quý 3/2024, có 36,0% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 47,6% số doanh nghiệp dự kiến ổn định và 16,4% số doanh nghiệp dự kiến giảm.

Từ kết quả trên, cho thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2024 vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tiếp tục thể hiện rõ vai trò là động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế và động lực này sẽ còn duy trì và phát huy trong quý 4/2024.

Tiến Hoàng (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát huy vai trò động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Kiểm tra, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đoàn kiểm tra thuộc Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đối với Hộ kinh doanh L.V.H do ông L.V.H làm chủ, có địa chỉ tại phường Trung Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc

Tin mới

Uống cà phê như một thói quen ăn kiêng
Một nghiên cứu mới cho thấy rằng tiêu thụ vừa phải cà phê và caffeine thường xuyên có thể có lợi để ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Đà Nẵng: Xử phạt 32 triệu đồng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên địa bàn Quận Sơn Trà
Trong tháng 10/2024, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đột xuất và xử phạt đối với 03 tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng thực hiện hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Tổng số tiền xử phạt là 32.000.000 đồng.
Sống sau lũ 2024 - Cùng đồng bào hướng đến tương lai
Sống sau lũ 2024 là một chương trình xã hội với mục tiêu trao tặng con giống, vật nuôi và những hỗ trợ cần thiết giúp bà con vùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) nhanh chóng ổn định sinh kế, từng bước tái thiết cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.
Thái Nguyên: Kiểm tra, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đoàn kiểm tra thuộc Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đối với Hộ kinh doanh L.V.H do ông L.V.H làm chủ, có địa chỉ tại phường Trung Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc