0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 05/07/2024 19:47 (GMT+7)

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Những kỳ vọng mới trong năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Triển lãm quốc tế lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 với mục tiêu “Kết nối để phát triển” do Bộ Công thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp - Bộ Công thương chủ trì sẽ chính thức trở lại từ ngày 17 đến 19/10/2024

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Những kỳ vọng mới trong năm 2024
Triển lãm VIMEXPO 2024 với mục tiêu “Kết nối để phát triển” tiếp tục khẳng định vai trò là sự kiện uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay. Trước làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất mạnh mẽ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang tiếp tục được chọn lựa là một trong những điểm đến ưu tiên để đầu tư và tìm nhà cung cấp của nhiều nhà sản xuất nước ngoài. Đây là cơ hội lớn cho các nhà cung cấp, doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. B

ên cạnh nỗ lực cải tiến sản xuất và tăng năng lực, để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cần chủ động kết nối, hợp tác với nhau để phát triển chuỗi cung ứng cạnh tranh. Bởi các nhà sản xuất đầu cuối đang có xu hướng yêu cầu nhà cung ứng trong nước hoàn thiện cả chuỗi linh kiện đa chi tiết thay vì chỉ dừng lại ở những linh kiện riêng lẻ như trước đây.

Ngày 17/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Theo đó, từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Từ đây, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý mới, công nghệ mới, xây dựng tiêu chuẩn, qui chuẩn kiểm soát chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực,…

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Những kỳ vọng mới trong năm 2024
Triển lãm VIMEXPO là sự kiện chuyên ngành duy nhất của Việt Nam thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, do Bộ Công thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp - Bộ Công thương chủ trì.

Tiếp nối thành công từ các kỳ triển lãm trước, Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo - VIMEXPO 2024 sẽ chính thức trở lại từ ngày 17 đến 19/10/2024 tại Trung tâm Triển làm Quốc tế I.C.E Hà Nội. Triển lãm VIMEXPO 2024 với mục tiêu “Kết nối để phát triển”, qua 4 lần tổ chức đã được các doanh nghiệp đánh giá và khẳng định là chương trình quan trọng nhằm nâng cao hình ảnh, là cầu nối cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo trong và ngoài nước gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật cao, những thành tựu công nghiệp hỗ trợ tiên tiến hàng đầu thế giới để nâng cao năng lực sản xuất mở rộng thị trường. Từ đó, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trở thành nhà cung cấp, góp phần thúc đẩy quá trình đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

VIMEXPO 2024 với 7.000 m2 diện tích trưng bày, kỳ vọng nhận được sự tham gia của gần 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế thuộc các lĩnh vực: Ngành sản xuất lắp ráp Ô tô; ngành Công nghiệp, công nghệ cao; Ngành điện tử; Ngành cơ khí chế tạo và các lĩnh vực liên quan.

Trong 3 ngày mở cửa, triển lãm dự kiến thu hút khoảng 15.000 khách đến tham quan và làm việc trực tiếp.

Bạn đang đọc bài viết Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Những kỳ vọng mới trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.