0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 29/12/2023 08:49 (GMT+7)

Nền kinh tế Việt Nam đối diện với thách thức nào trong năm 2024?

Theo dõi KT&TD trên

Chứng khoán MBS cho rằng, rủi ro lạm phát, thị trường bất động sản ảm đạm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Lạm phát trong tầm kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro cao

Trong báo cáo chiến lược năm 2024, Chứng khoán MBS nhận định, lạm phát tuy đã nằm trong tầm kiểm soát song vẫn tiềm ẩn rủi ro tăng mạnh. Theo đó, CPI tháng 11/2023 tăng 3,5% và bình quân 11 tháng tăng 3,2% so với cùng kỳ, chỉ số này duy trì dưới mức mục tiêu 4,5% của chính phủ.

Tuy tốc độ tăng CPI đã giảm từ tháng 10, nhưng MSB cho rằng, lạm phát vẫn chịu áp lực vào tháng cuối của năm bởi những yếu tố như giá máy bay và chi phí đi lại tăng cao do yếu tố mùa vụ và giá gạo tăng theo giá xuất khẩu và dự kiến đẩy CPI trung bình cả năm 2023 sẽ dao động ở mức 3,4%.

Nền kinh tế Việt Nam đối diện với thách thức nào trong năm 2024? - Ảnh 1
Sang năm 2024, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

MBS dự kiến CPI bình quân 2024 sẽ dao động ở động ở mức 3,5% - 3,6%, mức lạm phát vẫn duy trì nằm trong kế hoạch đề ra của chính phủ là 4%-4,5% do cầu trong nước vẫn còn thấp.

Tuy nhiên, công ty chứng khoán này vẫn cảnh báo lạm phát năm 2024 vẫn sẽ chỉ rủi ro bởi giá vật liệu xây dựng, giá điện, giá gạo và giá dầu tăng.

Cụ thể, MBS dự báo, giá thép xây dựng nội địa sẽ phục hồi lên mức 15 triệu VNĐ/tấn (+8%) trong năm 2024 nhờ đà tăng giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam. Đồng thời các chính sách hỗ trợ sẽ thúc đẩy phục hồi thị trường bất động sản từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa và tác động đến chỉ số giá của nhóm vật liệu xây dựng.

Cũng theo MBS, giá điện đã tăng lần thứ hai trong năm từ ngày 09/11 từ 1,920.37 đồng lên 2,006.79 đồng/kWh (tăng 4.5%) sẽ đẩy chỉ số giá tiêu dùng trong các tháng đầu năm 2024 và tác động đến các hàng hóa, sản phẩm và các dịch vụ liên đới và đẩy chi tiêu hàng ngày vọt lên.

Trong khi thương mại của Việt Nam được hưởng lợi từ giá gạo sẽ tăng trong bối cảnh nhu cầu tại các thị trường châu Á và châu Phi tăng lên, giá cả quốc tế đã đẩy giá hàng hóa thiết yếu trong nước tăng cao. Giá gạo toàn cầu trung bình năm 2023 cao hơn 28% so với năm 2022 và dự kiến sẽ tăng thêm 6% vào năm 2024 (theo dự báo của WB) điều này sẽ tiếp tục tác động đến giá lương thực thực phẩm.

Ngoài ra, giá dầu cũng là một yếu tố đáng chú ý trong năm sau trong bối cảnh các xung đột quốc tế có thể kéo dài. Tuy nhiên, triển vọng giá dầu chưa thực sự rõ ràng vì các cam kết cắt giảm từ OPEC+ hiện tại chỉ chắc chắn kéo dài đến hết Quý I/2024, sản lượng từ các quốc gia ngoài OPEC+ liên tục gia tăng trong bối cảnh nhu cầu ảm đạm do ảnh hưởng từ nền kinh tế. MBS dự báo giá dầu trung bình năm 2024 sẽ trong khoảng 83 - 85 USD/thùng, tức là tăng nhẹ khoảng 1.2% - 3.6% so với giá dầu trung bình năm 2023.

Thị trường bất động sản ảm đạm kéo dài sẽ tạo áp lực lên thị trường trái phiếu

Theo báo cáo của MBS, thị trường bất động sản dân cư vẫn chưa cải thiện đáng kể trong quý cuối năm. Tỷ trọng hàng tồn kho và người mua trả tiền trước trên TTS cũng đang trong xu hướng giảm do thị trường bất động sản ảm đạm.

Giá trị hàng tồn kho cuối quý III/2023 của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết đạt 453,4 nghìn tỷ đồng gần như không có thay đối so với đầu năm cho thấy các dự án bất động sản đang tạm dừng triển khai.

MBS đánh giá, điều này sẽ tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh và nguồn vốn của doanh nghiệp bị “đóng băng” tại các dự án dở dang. Hơn nữa, người mua trả tiền trước giảm 5% so với cùng kỳ cho thấy các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong mở bán sản phẩm.

Cũng theo MBS, thị trường bất động sản ảm đạm kéo dài sẽ gây áp lực lên thị trường trái phiếu cũng như nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Uớc tính giá trị trái phiếu bất động sản đáo hạn trong quý IV/2023 và năm 2024 lần lượt là 12,172 tỷ đồng và 125,305 tỷ đồng, giảm 29% và 5% so với trước khi mua lại.

MBS uớc tính tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm các nghĩa vụ thanh toán vào khoảng 192 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 19% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hiện nay của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả.

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống đang có xu hướng tăng

Theo dữ liệu của MBS, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng tại quý III/2023 đạt 2,2%, tăng 64 điểm cơ bản so với 2022, và là mức nợ xấu cao nhất từ năm 2015. Hầu như tất cả các ngân hàng đều tiếp tục ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng tại quý III/2023 so với đầu năm và các quý liền trước.

Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giãn nợ đã giúp tỷ lệ nợ xấu và sự sụt giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm tốc. Nợ xấu toàn ngành tăng mạnh từ 1,4% cuối năm 2022 lên 2,1% cuối quý II/2023 nhưng chỉ tăng 10 điểm cơ bản trong quý III/2023. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm hơn 21% trong 6 tháng đầu năm 2023 nhưng chỉ giảm 5,8% trong quý III 2023.

Theo MBS, gần 70% tài sản thế chấp tại hệ thống ngân hàng là tài sản bất động sản. Nếu thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài hơn, các ngành kinh tế khác chưa kịp lấy lại đà phục hồi, áp lực nợ xấu ngân hàng gia tăng sẽ tạo điểm nghẽn cho tăng trưởng kinh tế.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Nền kinh tế Việt Nam đối diện với thách thức nào trong năm 2024?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.