0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 12/05/2024 15:19 (GMT+7)

Mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của dệt may năm 2024 hoàn toàn khả thi

Theo dõi KT&TD trên

Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng, mục tiêu xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD của dệt may Việt Nam đến cuối năm 2024 là hoàn toàn khả thi.

Mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của dệt may năm 2024 hoàn toàn khả thi - Ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, nếu không có biến động lớn thì ngành dệt may tự tin đạt được mục tiêu năm 2024.

Đơn hàng tăng, khả quan đạt mục tiêu 2024

Chia sẻ tại Hội thảo định hướng sản xuất hàng may mặc do Vitas phối hợp với Công ty TNHH Lectra Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 10/5, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: “Trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,3 tỷ USD, vì vậy mục tiêu xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD của dệt may Việt Nam đến cuối năm 2024 là hoàn toàn khả thi”.

Ngành dệt may Việt Nam sở dĩ có sự khởi sắc kể trên theo bà Mai là do hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu đang kiềm chế được lạm phát khiến sức mua tăng lên. Các kho hàng tồn dư của các nhãn hàng đã giảm đi, một số doanh nghiệp dệt may hiện đã thông qua Vitas để tìm những công ty nhỏ hơn thuê gia công lại đơn hàng.

“Nếu tình hình kinh tế thế giới không có biến động lớn so với hiện nay, cũng như không có thêm các cuộc xung đột địa chính trị, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ có chiều hướng phục hồi và khởi sắc tốt”, bà Mai nhìn nhận.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã có khởi sắc, nhận nhiều đơn hàng hơn. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh cho hay, đơn hàng của doanh nghiệp trong quý II/2024 phục hồi tương đối thuận lợi, ở mức từ 10-15%. Đơn hàng vẫn ở quy mô nhỏ nhưng phân khúc sản phẩm đa dạng giúp doanh nghiệp sản xuất “dễ thở” hơn”.

Còn Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công đã nhận đơn hàng gần đủ cho quý III/2024. Dự kiến, đơn hàng cho quý cuối năm 2024 sẽ còn dồi dào hơn, bởi đây là thời gian bước vào mùa cao điểm sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường mùa lễ, Tết. Doanh nghiệp này kỳ vọng, quý II/2024, công ty sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tháng 4/2024, Công ty ước tính doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng khoảng 15%. Tình hình đơn hàng đã cải thiện, doanh nghiệp đánh giá cao tín hiệu này và hy vọng xu hướng tích cực sẽ kéo dài đến hết năm. Hiện doanh nghiệp đang tăng tốc sản xuất vừa để đáp ứng đơn hàng.

Với Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân, đơn hàng may FOB cho khách hàng Nhật Bản về cơ bản đã có đủ đơn hàng tới hết quý III/2024. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp trong ngành, mặt bằng chung về đơn giá đều chưa có sự cải thiện nhiều so với 2023.

Mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của dệt may năm 2024 hoàn toàn khả thi - Ảnh 2
Công nhân sản xuất tại nhà máy thuộc Tổng Công ty May 10.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Dù đơn hàng trong quý II/2024 có khởi sắc hơn, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa thực sự thuận lợi, các nhãn hàng vẫn “e dè” trong quyết định đặt hàng, nhiều nhà nhập khẩu còn theo dõi tác động từ biến động chính trị trên thị trường thế giới và sự phục hồi của một số quốc gia tiêu thụ lớn.

Cùng quan điểm, Phó Tổng thư ký Vitas cũng đề cập đến những thách thức lớn đối với ngành dệt may hiện nay. Khi cả nước có khoảng hơn 6.000 doanh nghiệp, nhưng chiếm tới 80% là doanh nghiệp nhỏ và vừa và phần lớn năng lực sản xuất vẫn dành cho xuất khẩu đang tạo ra sự mất cân đối lớn cho thị trường nội địa 100 triệu dân.

Trong khi đó, mặc dù đơn hàng dệt may đã phục hồi nhưng đơn giá gia công còn rất thấp, dung lượng đơn hàng nhỏ nhưng yêu cầu về thời gian giao hàng bị rút ngắn. Những chi phí về nguyên phụ liệu, chi phí logistics vẫn còn quá cao do xung đột Biển Đỏ, trong bối cảnh Việt Nam dần mất đi lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ nên rất khó kiếm được đơn hàng đơn giản với số lượng lớn.

Hơn nữa, phần lớn các thị trường xuất khẩu hiện nay đều kiểm soát chặt chuỗi cung ứng từ nguồn lao động cho đến tác động môi trường. Những đòi hỏi khắt khe từ nguồn gốc nguyên phụ liệu, đáp ứng chứng chỉ xanh đối với nhà máy, sản phẩm có sử dụng dụng sợi tái chế để đảm bảo chuẩn về kinh tế tuần hoàn.

Đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững toàn cầu, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều FTA thế hệ mới cùng cam kết mạnh mẽ về NetZero tại COP26, dệt may đứng trước áp lực giảm khí thải nguy hại trong quá trình sản xuất; cải thiện về nguồn lao động và môi trường, nguyên phụ liệu, tiết kiệm năng lượng và xanh hóa chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng.

“Thách thức quan trọng không thể không kể đến chính là quá trình chuyển đổi số và hướng đến sản xuất thông minh. Đây là xu hướng tất yếu nên các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích ứng, bằng việc dần chuyển đổi sang sản xuất tự động hóa, sản xuất thông minh làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí vận hành từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh”, bà Mai lưu ý.

Mặc dù đứng trước nhiều thách thức, song theo bà Mai, dệt may vẫn có những lợi thế riêng. Với Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam từ nay đến năm năm 2030 và định hướng tầm nhìn đến năm 2035 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2022, dệt may Việt Nam đang từng bước chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, hướng đến phát triển hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn và hoàn thiện chuỗi giá trị.

Theo Phó Tổng thư ký Vitas, trong thời gian tới, các doanh nghiệp dệt may cần phải tạo lập thương hiệu Việt Nam đứng ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, chú trọng và đề cao việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của chính mình, thay thế cho sản phẩm xuất khẩu vẫn phải mang tên của các thương hiệu lớn khác trên thế giới.

Ông Kevin Trịnh Vũ, Phó Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Lectra Việt Nam cho biết, với lượng lớn doanh nghiệp là nhỏ và vừa thì việc ứng dụng công nghệ và tối ưu hóa trong quá trình sản xuất sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, nhân công. Theo đó, dòng máy cắt vải tự động nhiều lớp VectorFashion IC70 đã được tối ưu hóa cho thị trường Việt Nam từ mức đầu tư ban đầu, tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành, tăng hiệu suất làm việc hoàn toàn phù hợp với các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đại diện doanh nghiệp, xu hướng sản xuất từ truyền thống sang tự động hoá và từ tự động hoá đến sản xuất thông minh là xu hướng tất yếu, doanh nghiệp buộc phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và thị trường xuất khẩu. Tự động hóa sẽ giúp tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí vận hành và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết Mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của dệt may năm 2024 hoàn toàn khả thi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu cá tra sang EU phục hồi mạnh mẽ
Trong nửa đầu tháng 8/2024, Hà Lan tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu khối EU về nhập khẩu cá tra Việt Nam, với giá trị đạt hơn 2 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài
Thực hiện chỉ thị của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã vận động và trực tiếp dẫn đoàn doanh nghiệp Pakistan về tham gia chuỗi sự kiện VIETNAM INTERNATIONAL SOURCING 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại TP. HCM từ 6-8/6/2024.

Tin mới

Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề
Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.
Nghệ thuật chọn nước pha trà: Bí quyết cho một tách trà hoàn hảo
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tách trà bạn pha ở nhà lại không thể sánh bằng hương vị tuyệt hảo của trà quán? Bí mật nằm ở nguồn nước bạn sử dụng. Dù bạn sở hữu loại trà đắt tiền và chất lượng cao đến đâu, nước pha trà không phù hợp cũng có thể làm hỏng trải nghiệm thưởng trà của bạn.
Đồng Nai: Không có giấy phép môi trường, Công ty TNHH Con Cò Vàng bị phạt 320 triệu đồng
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra Quyết định số 2568/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Con Cò Vàng (địa chỉ trụ sở tại Lô 5, đường số 1, Khu công nghiệp Gò Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) với số tiền 320 triệu đồng.
Phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Vĩnh Phúc không đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm
Sáng 05/9/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất bánh kẹo Hương Lập thuộc Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lập, địa chỉ tại Tổ 4, Vĩnh Thịnh, Phường Tích Sơn, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc do ông Nguyễn Văn Lập là chủ hộ kinh doanh.
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: UBND huyện Bình Chánh có nhiều thiếu sót tại dự án Hương lộ 4
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 739/KL-TTr liên quan đến việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, quản lý quỹ đất sau bồi thường tại dự án nâng cấp, mở rộng Hương lộ 4 (nay là đường Nguyễn Cửu Phú) thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.