0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 22/09/2023 11:19 (GMT+7)

Dệt may Thành Công (TCM) ước lãi sau thuế tháng 8 giảm 43% trong tháng 8/2023

Theo dõi KT&TD trên

Theo báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh tháng 8/2023, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã ck: TCM) ghi nhận mức giảm mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận trong bối cảnh thiếu đơn hàng.

Dệt may Thành Công (TCM) ước lãi sau thuế tháng 8 giảm 43% trong tháng 8/2023  
Dệt may Thành Công (TCM) ước lãi sau thuế tháng 8 giảm 43% trong tháng 8/2023

Cụ thể, trong tháng 8/2023, TCM ước tính doanh thu 12,84 triệu USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế cũng giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái, lùi về còn 774.000 USD.

Xuất khẩu của TCM sang thị trường châu Á chiếm hơn 70%, trong đó Hàn Quốc chiếm gần 27%, Nhật Bản 19%, Trung Quốc gần 13% và tiêu thụ nội địa hơn 9%. Tiếp đến là thị trường châu Mỹ với tỷ trọng 25%, trong khi châu Âu hơn 4%.

Lũy kế 8 tháng năm 2023, doanh thu ước hơn 91.2 triệu USD và lãi sau thuế hơn 6 triệu USD (tương đương hơn 146 tỷ đồng), giảm lần lượt 29% và 26% so với cùng kỳ. Doanh thu dệt may 8 tháng đến từ 3 mảng chính gồm sản phẩm may chiếm 76%, vải (16%) và sợi (7%).

Với kết quả này, TCM đã thực hiện được 56% kế hoạch doanh thu và 59% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm sau 8 tháng.

TCM cho biết kết quả kinh doanh tháng 8 và 8 tháng năm 2023 chưa đạt kế hoạch và sụt giảm so với cùng kỳ, do tình hình sụt giảm đơn hàng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn trong khi chi phí đầu vào không giảm làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty chưa đạt như kỳ vọng.

Năm 2023, TCM lên kế hoạch có phần thận trọng, dự kiến doanh thu thuần đạt 3.927 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 245 tỷ đồng, giảm lần lượt 9% và 13% so với thực hiện 2022. Với kết quả này, TCM đã thực hiện được 56% kế hoạch doanh thu và 59% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm sau 8 tháng.

Được biết, TCM hiện vẫn hoạt động chưa tối đa công suất, thiếu đơn hàng quý 4/2023. Theo dự báo, những tháng còn lại năm 2023, đơn hàng vẫn chậm do kinh tế thế giới chậm phục hồi. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã nhận khoảng 80% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý 3 và nhận khoảng 83% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý 4.

Số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, trong tháng 8, xuất khẩu dệt may đạt gần 3,6 tỷ USD, giảm 6% so với tháng 7 và giảm gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 26,1 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, mục tiêu xuất khẩu cả năm là 40 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu dệt may mới thực hiện được 65% mục tiêu đề ra cho năm 2023.

Công ty CP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công có tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập năm 1967. Sau vài lần chuyển đổi mô hình hoạt động và thay đổi tên gọi, tháng 05 năm 2008, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công. Công ty Cổ phần Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công hiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam.

Với quy trình sản xuất khép kín và lịch sử phát triển lâu dài, Thành Công được khách hàng quốc tế biết đến như một trong những công ty dệt may hàng đầu Việt Nam. Công ty thiết kế, sản xuất và kinh doanh sợi, vải và các sản phẩm may bằng các loại vải do chính công ty sản xuất gồm: áo polo, T-shirt, trang phục thể thao, sản phẩm may thời trang… phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Trong những năm vừa qua, công ty quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của công ty. Đặc biệt, công ty thường xuyên đổi mới, trang bị máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Trong năm 2023, TCM đặt mục tiêu doanh thu thuần gần 4.364 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với thực hiện năm 2022 và lãi ròng dự kiến giảm 2%, xuống còn 274 tỷ đồng. Nhìn chung, đây là 1 kế hoạch kinh doanh khá "dè chừng" so với kết quả đạt được năm 2022 - ghi nhận đạt kết quả kinh doanh kỷ lục.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Dệt may Thành Công (TCM) ước lãi sau thuế tháng 8 giảm 43% trong tháng 8/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.