0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 15/11/2023 08:56 (GMT+7)

Dệt may Việt tự tin gỡ khó với xuất khẩu online

Theo dõi KT&TD trên

Là mũi nhọn xuất khẩu, song hàng chục năm qua, dệt may Việt vẫn tồn tại nhiều thách thức từ việc đầu ra phụ thuộc quá nhiều vào đối tác, chưa được khách hàng biết đến rộng rãi do hầu hết sản phẩm gia công để cho thương hiệu bán lẻ nước ngoài, không chủ động được kế hoạch sản xuất theo nhu cầu.

Chị Vũ Thị Thu Thủy, nhà sáng lập thương hiệu LAMER đánh dấu bước ngoặt cho ngành dệt may Việt  
Chị Vũ Thị Thu Thủy, nhà sáng lập thương hiệu LAMER đánh dấu bước ngoặt cho ngành dệt may Việt

Vì sao người Việt có thể sản xuất ra các sản phẩm thời trang chất lượng cao cho thương hiệu nước ngoài mà không thể tự sản xuất và kinh doanh với chính thương hiệu của mình? Làm sao để tạo được giá trị thương hiệu cho dệt may Việt, đảm bảo công việc cho người lao động địa phương? Làm sao để không bị phụ thuộc các đơn đặt hàng sỉ hay chủ động đương đầu với các thay đổi khi chuỗi cung ứng có vấn đề?

Đây là câu hỏi lớn cách đây gần 20 năm của chị Vũ Thị Thu Thủy, nhà sáng lập thương hiệu LAMER Fashion, một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thời trang tại Việt Nam và hiện nay đang phân phối toàn thế giới qua Amazon.

Lớn lên tại vùng đất Nam Định, cái nôi của ngành dệt may với số lượng lớn người lao động tham gia trong ngành may gia công cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhỏ, xuất hàng đi trong nước và nhiều thị trường lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản…, chị Thuỷ có cơ hội tiếp xúc và tích luỹ nhiều kinh nghiệm sâu sắc trong ngành. Từ đây, cô công nhân của một trong số hàng trăm xưởng may gia công tại Nam Định ấp ủ và tìm kiếm cơ hội để tạo dựng thương hiệu dệt may riêng, đánh thức tiềm năng của dệt may quê nhà.

Không chỉ là tạo sợi, sản xuất cúc áo, đai quần…, khát khao của chị Thuỷ là tạo ra và giới thiệu đến thị trường những sản phẩm thời trang hoàn chỉnh mang thương hiệu Việt Nam tới khách tiêu dùng trên toàn cầu. LAMER, doanh nghiệp ngành thời trang hướng đến nhóm khách phụ nữ công sở ra đời từ đó. Thành lập từ năm 2009, LAMER JSC là cơ sở may mặc, sản xuất theo đơn hàng.

Năm 2015, LAMER chuyển đổi mô hình F2C - Factory to Customers (tạm dịch: Từ nơi sản xuất đến khách hàng) hướng đến việc quản lý chặt chẽ toàn bộ chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất đến bán lẻ nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất của mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, LAMER có 30 cửa hàng khắp cả nước và tại nhiều trung tâm thương mại từ Bắc vào Nam.

Đến nay, LAMER sở hữu bốn dòng sản phẩm cho đa dạng phân khúc, nhu cầu. Từ những sản phẩm đầu tiên với phong cách công sở truyền thống, lịch thiệp đến các thiết kế đơn giản, mang tính ứng dụng hằng ngày cao, hoặc trang phục đi tiệc, hay quần áo thoải mái, dễ thương cho các bạn tuổi teen…

LAMER sử dụng công cụ khám phá sản phẩm của Amazon - Product Opportunity Explorer để xác định sở thích của khách hàng Hoa Kỳ. Với công cụ này, LAMER quyết định tập trung vào nhóm khách hàng có độ tuổi 30 cũng như đầu tư phát triển các sản phẩm theo phong cách lịch sự, hợp thời trang. LAMER cũng bổ sung thêm nhiều kích cỡ sản phẩm từ XL đến 4XL, phù hợp với kích cỡ của người Hoa Kỳ.

Thành công của LAMER là nguồn cảm hứng để dệt may Việt vươn xa trên thị trường quốc tế  
Thành công của LAMER là nguồn cảm hứng để dệt may Việt vươn xa trên thị trường quốc tế

Theo đó, LAMER quyết định tinh gọn danh mục và tối ưu việc đăng tải sản phẩm: không dàn trải mà tập trung vào sản phẩm có biên độ lợi nhuận tốt, được khách hàng đánh giá cao làm chủ lực để đảm bảo màn “chào sân” suôn sẻ. Thông qua Amazon, LAMER cũng tham gia chương trình Đăng ký thương hiệu (Brand Registry) nhằm bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu, xây dựng lòng tin và sự gắn bó của khách hàng đối với LAMER.

Cái bắt tay của LAMER đối với Amazon Global Selling đánh dấu nhiều khởi sắc trong kinh doanh cho thương hiệu. Chỉ trong 9 tháng đầu, thương hiệu Việt đã nhận được hơn 2.000 đơn hàng mới từ khắp nơi trên thế giới. Sau một năm kinh doanh trên Amazon, doanh thu các sản phẩm chủ đạo đã tăng trưởng 250%. Chặng đường dù thử thách song đội ngũ LAMER luôn tìm thấy niềm hạnh phúc, từ chính những công việc hằng ngày, từ sự hài lòng của khách hàng, từ những người lao động địa phương được tạo điều kiện công ăn việc làm, và dệt may Việt dần thoát khỏi cái bóng “sân sau” để tiếp cận trực diện thị trường toàn cầu.

Từ một doanh nghiệp nhỏ được xây dựng dựa trên hoài bão lớn của người con xứ dệt may Nam Định, LAMER đã và đang vươn mình, từng bước chinh phục khách hàng quốc tế, đồng thời sẵn sàng trở thành bệ phóng cho các startup dệt may non trẻ hơn. “Chúng tôi hy vọng ngày càng xuất hiện nhiều hơn những thương hiệu thời trang Việt Nam tại chính thị trường trong nước, và sau đó là thế giới. Bởi khả năng của người Việt hoàn toàn có thể làm được, và làm tốt”, chị Thuỷ cho biết.

Hành trình từ người công nhân may đến “nữ tướng” đánh thức tiềm năng của quê hương, hay câu chuyện vươn ra thế giới thành công của LAMER sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều doanh nghiệp Việt chủ động tìm kiếm hướng đi mới phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu, tận dụng thương mại điện tử để đưa thương hiệu Việt đi xuyên biên giới.

PV

Bạn đang đọc bài viết Dệt may Việt tự tin gỡ khó với xuất khẩu online. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).