0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 25/04/2023 08:25 (GMT+7)

Hội nghị kết nối giao thương ngành chè

Theo dõi KT&TD trên

Chiều 24/4, Sở Công thương tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị kết nối giao thương tại Phú Thọ giữa nhà cung cấp chè khu vực Đông Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại.

Tham dự Hội nghị, về phía Bộ Công Thương có đồng chí Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại. Về phía tỉnh Phú Thọ có đồng chí Nguyễn Thanh Hải – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ.

Đặc biệt, Hội nghị còn có sự tham dự trực tuyến của đại sứ quán, tham tán thương mại như: Băng-La-đét, Indonesia; Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, Ấn Độ, Ảrập Xê-út, Ma-Rốc; cùng lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh, Hiệp hội Chè Việt Nam và 50 doanh nghiệp, hợp tác xã các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ phát biểu khai mạc hội nghị
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ phát biểu khai mạc hội nghị

Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp chè khu vực Đông Bắc với các DN xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm tạo điều kiện cho các nhà cung cấp với DN xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại, các DN của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chè.

Khu vực Đông Bắc hiện có tám tỉnh trồng chè với tổng diện tích trên 71 nghìn ha, năng suất bình quân đạt khoảng 500.000 tấn búp chè tươi; sản lượng chè khô đạt khoảng trên 120 nghìn tấn. Những năm qua, sản phẩm chè đã có mặt tại 74 thị trường trên thế giới. Việt Nam hiện đứng thứ năm về diện tích trồng chè và lọt vào danh sách tám nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Năm 2022, xuất khẩu chè cả nước ước đạt 146 nghìn tấn, trị giá gần 240 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và 10,7% về giá trị so với năm 2021.

Phú Thọ là một trong những địa phương có diện tích và sản lượng chè lớn trong cả nước. Diện tích chè toàn tỉnh là 15,4 nghìn ha, trong đó có gần 4.000ha chè được chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn; năng suất chè búp tươi đạt 122,5 tạ/ha. Toàn tỉnh có 59 cơ sở chế biến chè có công suất trên một tấn búp tươi/ngày; gần 1.300 cơ sở chế biến chè thủ công; 15 làng nghề và tám hợp tác xã sản xuất, chế biến chè. Sản lượng chế biến bình quân khoảng 60.000 tấn/năm. Sản phẩm chè của Phú Thọ đã được xuất khẩu đến thị trường Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Đức, Mỹ, Hà Lan, Nga …

Tại hội nghị, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và chế biến chè đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến tiềm năng, thế mạnh, điều kiện thổ nhưỡng phát triển vùng nguyên liệu; quy trình sản xuất chè an toàn và các giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát triển ngành chè bền vững.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội nghị
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Khu vực Đông Bắc là khu vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè lớn nhất cả nước. Các tiềm năng để phát triển thương mại, xuất khẩu các sản phẩm chè trong khu vực vùng Đông Bắc nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng là rất lớn. Ngành chè đã đem lại giá trị kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế các địa phương. Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông cho rằng, chè Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Indonesia, khi luôn là nước cung cấp chè lớn nhất cho thị trường này nhờ vị trí địa lý (giảm chi phí logistics), thuế ưu đãi. Việt Nam hiện là nguồn cung chè nhập khẩu lớn nhất của Indonesia, chiếm 54% lượng nhập khẩu của Indonesia. Những thách thức của ngành chè Indonesia đang là cơ hội và các DN chè Việt Nam cần tận dụng để thúc đẩy gia tăng xuất khẩu vào thị trường Indonesia.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam đề xuất: Các đại sự quán, các thương vụ cùng các tham tán thương mại cần tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp chè tìm hiểu về nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng tại các nước, tăng cường quảng bá sản phẩm chè Việt Nam, bên cạnh đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt tiếp cận được với các siêu thị tại nước ngoài...

Thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại ngành chè, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Công Thương các tỉnh khu vực Đông Bắc tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, liên kết với các Sở Công Thương trong khu vực, các Đại sứ, Tham tán, Thương vụ của Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu và gia tăng giá trị hàng hóa; đổi mới công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh; thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối giao thương, kết nối cung cầu, hỗ trợ mở rộng thị trường cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh tham gia vào thị trường trong và ngoài nước. Đồng chí cũng đề nghị các Tham tán tại các quốc gia tiếp tục quan tâm, kết nối, giới thiệu các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè trong khu vực ra thị trường thế giới.

Một số hình ảnh tại Hội nghị

Toàn cảnh hội nghị 
Toàn cảnh hội nghị
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chè của các doanh nghiệp, hợp tác xã khu vực Đông Bắc
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chè của các doanh nghiệp, hợp tác xã khu vực Đông Bắc
Đồng chí Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại
Đồng chí Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam
Đại diện công ty TNHH Đầu tư và phát triển trà UT trình bày tham luận tại hội nghị 
Đại diện công ty TNHH Đầu tư và phát triển trà UT trình bày tham luận tại hội nghị
Hội nghị kết nối giao thương ngành chè - Ảnh 1
Tại hội nghị, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và chế biến chè đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến tiềm năng, thế mạnh, điều kiện thổ nhưỡng phát triển vùng nguyên liệu 
Tại hội nghị, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và chế biến chè đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến tiềm năng, thế mạnh, điều kiện thổ nhưỡng phát triển vùng nguyên liệu
Khu trưng bày sản phẩm chè của tỉnh Hà Giang 
Khu trưng bày sản phẩm chè của tỉnh Hà Giang

Hương Trà - Minh Đông

Bạn đang đọc bài viết Hội nghị kết nối giao thương ngành chè. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.