0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 19/04/2023 14:36 (GMT+7)

Bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết - Hà Giang

Theo dõi KT&TD trên

Chè Shan Tuyết là loại chè ngon bậc nhất của vùng Hà Giang, một tỉnh ở Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh Hà Giang có độ cao trung bình trên 2.000m, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Chính sự thú vị của khí hậu nơi đây đã góp phần tạo nên một loại trà có hương vị thanh mát và hậu vị ngọt ngào.

Hà Giang có diện tích chè đứng thứ 3 cả nước (sau Lâm Đồng, Thái Nguyên) với khoảng 21.000 ha; giá trị ngành chè đem lại cho tỉnh khoảng 460 tỷ đồng mỗi năm. Hà Giang đứng đầu cả nước về diện tích chè Shan tuyết với 18.700 ha (chiếm gần 90% diện tích chè của tỉnh).

Trong đó, chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm gần 7.200 ha, sinh trưởng và phát triển dọc theo dãy núi Tây Côn Lĩnh (độ cao từ 600 -1.500 m) - nơi sinh sống của cộng đồng người Dao và người H’Mông. Đa số chè Shan tuyết cổ thụ phân bố trên các triền núi có độ cao trên 1.200 m, tập trung tại 5 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên (trong đó Hoàng Su Phì và Xín Mần có 100% diện tích chè cổ thụ). Một số vùng chè cổ thụ nổi tiếng như: quần thể chè cổ thụ tại xã Cao Bồ (huyện Vị Xuyên) có diện tích trên 9,5 ha; chè cổ thụ tại xã Nậm Ty, xã Hồ Thầu (huyện Hoàng Su Phì) khoảng 17,4 ha; quần thể chè cổ thụ tại xã Lũng Phìn (huyện Đồng Văn) khoảng 12,5 ha.

Chè Shan Tuyết là loại chè ngon bậc nhất của vùng Hà Giang
Chè Shan Tuyết là loại chè ngon bậc nhất của vùng Hà Giang

Giá trị của vùng chè Shan tuyết Hà Giang là không thể phủ nhận, hiện nay sản lượng chè của tỉnh rất lớn (chè Shan cổ thụ) có chất lượng tốt. Năng suất thu hái trên mỗi cây khá cao (nhiều cây cho thu hoạch tới hàng chục kg chè búp tươi). Ước tính năm 2022, giá trị sản xuất ngành chè đem lại đạt trên 650 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm khoảng từ 9 - 10% giá trị của ngành trồng trọt.

Chè Shan Tuyết là loại chè ngon bậc nhất của vùng Hà Giang
Cây chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam

Với diện tích chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen quý, góp phần nâng cao giá trị tăng thu nhập cho người dân. Để khai thác và bảo tồn, phát triển các nguồn gen, Hà Giang cùng với một số viện nghiên cứu thực hiện các hoạt động về chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình cải tạo rừng chè tự nhiên theo hướng hữu cơ, tuyển chọn các giống chè Shan tuyết cổ thụ đầu dòng để đảm bảo tiêu chuẩn cây mẹ làm giống, xây dựng vườn nhân giống...

Tại huyện Hoàng Su Phì, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang và Trạm khuyến nông huyện đã xây dựng mô hình bảo tồn 10 ha (với sự tham gia của 35 hộ tại thôn Phìn Hồ). Mô hình giúp cải tạo, nâng cao năng suất và chất lượng chè cổ thụ theo hướng an toàn. Các hộ được tập huấn về kỹ thuật cải tạo, nâng cao năng suất, chất Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 3(34) – Tháng 9/2021 16 lượng chè cổ thụ theo hướng an toàn bằng hình thức “cầm tay chỉ việc”, được hỗ trợ 100% phân bón hữu cơ sinh học. Mô hình mang lại hiệu quả cao, cây phát triển tốt, sản lượng thu được nhiều hơn so với diện tích chè cổ thụ thông thường 10 – 15 tạ/ha.

Tại vùng chè đặc sản Lũng Phìn (huyện Đồng Văn), Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, khai thác có hiệu quả diện tích chè Shan tuyết cổ thụ hiện có, mở rộng diện tích, tăng năng suất và sản lượng, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm chè đặc sản. Năm 2008, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tuyển chọn và lập hồ sơ 100 cây chè Shan tuyết tại 2 thôn Cán Pể Hở A và Cán Pể Hở B (có đủ các đặc điểm đặc trưng của giống) làm cây đầu dòng để bảo tồn. Các cây đầu dòng là cơ sở lưu giữ nguồn gen phục vụ công tác nhân giống cho vườnơm bằng hình thức gieo hạt và giâm cành. Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu còn xây dựng mô hình thâm canh cho các nương chè Shan không hiệu quả; tổ chức tập huấn các kĩ thuật như bón phân vi sinh, đốn, cải tạo chăm sóc chè cho các hộ gia đình và cán bộ kĩ thuật. Năm 2018, đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen chè Shan Lũng Phìn - Hà Giang” đã xây dựng mô hình vườn giống cho gốc chè Shan Lũng Phìn với quy mô 0,2 ha… Để người dân tham gia trồng chè có hiệu quả, huyện Đồng Văn còn ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người trồng chè như: Hỗ trợ giống và lương thực (1 ha trồng chè bằng 2 tấn ngô); xây dựng Đề án nhân giống và trồng mới giống chè Shan tuyết Lũng Phìn, đầu tư hệ thống dây chuyền hiện đại phục vụ chế biến sản phẩm; khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp chung tay hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm mang thương hiệu chè Lũng Phìn.

Chè Shan tuyết được người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng và được biết đến ở nhiều nơi
Chè Shan tuyết được người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng và được biết đến ở nhiều nơi

Sản phẩm chè Shan tuyết được người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng và được biết đến ở nhiều nơi, ngoài tiêu thụ tại các tại các thị trường lớn trong nước (như tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tuyên Quang...), chè Shan tuyết Hà Giang cũng đã có mặt tại 3 châu (Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ) và trên 20 quốc gia. Có thể khẳng định chè Shan tuyết Hà Giang có hương vị và giá trị đặc biệt, ngoài chất liệu hoàn toàn tự nhiên thì điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cũng tạo cho chè Shan tuyết Hà Giang những đặc trưng riêng có, như nhiều tuyết trên mỗi búp chè, hàm lượng chất tanin và khoáng chất cao nên nước chè xanh, vị ngọt và rất được nước. Cùng với cảnh quan thiên nhiên, khí hậu ôn hòa và con người hồn hậu đã tạo cho vùng đất này những nét độc đáo, thu hút rất cần được bảo vệ và phát triển.

Trước đây, người dân chế biến thủ công, chủ yếu là sao, sấy bằng chảo, sản phẩm sau chế biến chất lượng không đồng đều và không ổn định. Hiện nay, Hà Giang có khoảng 600 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh và chế biến chè. Các cơ sở này đã chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, bao bì nhãn mác, đầu tư thiết bị, công nghệ đồng bộ, hiện đại chế biến được các sản phẩm chè có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Có 1 công ty cổ phần, 3 doanh nghiệp và 2 hợp tác xã chế biến các sản phẩm chè hữu cơ, tổng công suất chế biến khoảng 280 tấn chè búp tươi/ngày. Sản phẩm chè hữu cơ sau khi chế biến được tiêu dùng trong nội tỉnh và xuất bán nguyên liệu thô đi các tỉnh khác trong nước với giá bình quân từ 350.000 - 400.000đ/kg.

Bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết - Hà Giang - Ảnh 1

Để nâng cao chất lượng diện tích chè cổ thụ theo hướng an toàn, tỉnh Hà Giang đề ra các chủ trương như: Quy hoạch các vùng sản xuất chè cổ thụ theo hướng sản xuất hữu cơ, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, các hợp tác xã xây dựng, chế biến các sản phẩm chè cổ thụ; lựa chọn 6 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đầu tư phát triển và chế biến chè theo tiêu chuẩn hữu cơ (trong đó các diện tích chè cổ thụ theo chương trình hợp tác công tư); thành lập 56 nhóm trồng chè hữu cơ; phát triển sản phẩm chè hữu cơ gắn với quản lý, khai thác hiệu quả Chỉ dẫn địa lý.

Thảo Phương

Bạn đang đọc bài viết Bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết - Hà Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.