0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 20/08/2023 17:23 (GMT+7)

Hòa Bình: Quy hoạch gần 40 sân golf đến năm 2050, sẽ không dùng đất rừng, đất lúa?

Theo dõi KT&TD trên

Tỉnh Hòa Bình đang có 2 sân golf đưa vào khai thác và 3 sân được quyết định chủ trương đầu tư. Đến năm 2030 tỉnh sẽ bổ sung 16 sân golf.

Tầm nhìn đến 2050, Hòa Bình dự kiến phát triển khoảng 40 sân golf lớn nhỏ, cam kết không sử dụng đất rừng tự nhiên, đất lúa cũng như các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Cổng thông tin Quy hoạch Quốc gia vừa đăng tải hồ sơ quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định.

Đáng chú ý, trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này đưa ra kế hoạch phát triển sân golf và định hướng không gian sử dụng đất cho phát triển kinh tế ban đêm.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 21 sân golf dự kiến được phát triển, chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Hòa Bình và các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi với tổng diện tích là 2.611 ha; giai đoạn 2031 - 2040 phát triển thêm 10 sân golf, và đến năm 2050 tiếp tục phát triển thêm 10 sân golf. Tổng số đạt khoảng 40 sân golf lớn nhỏ khác nhau.

Trong đó, một số sân golf được tỉnh đề xuất ưu tiên thu hút đầu tư như: dự án sân golf tại xã Hợp Thành, TP. Hòa Bình với diện tích 85ha, tổng vốn đầu tư 414 tỷ đồng; sân golf tại xã Yên Mông, TP Hòa Bình (85ha, 414 tỷ đồng); sân golf tại xã Độc Lập, TP. Hòa Bình (85ha, 414 tỷ đồng)...

Hòa Bình Quy hoạch gần 40 sân golf đến năm 2050 sẽ không dùng đất rừng đất lúa
Đối với phương án bố trí 40 sân golf thời gian tới của Hòa Bình, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đề nghị rà soát, cam kết không sử dụng đất rừng tự nhiên, đất lúa cũng như các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, Báo cáo Thẩm định Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch nêu rõ, đối với định hướng phát triển sân golf : Luận chứng phương án phát triển đối với từng sân golf, rà soát bảo đảm đáp ứng quy định tại Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ; Cần phân tích về nhu cầu, tính cạnh tranh, lợi thế về quỹ đất và tính hiệu quả, khả thi trong việc phát triển sân golf với số lượng quá lớn (giai đoạn đến năm 2030 quy hoạch 21 sân golf và đến năm 2050 thêm 19 sân golf), nhất là phát triển nhiều sân golf trong bối cảnh Hòa Bình cùng các tỉnh trong vùng TD&MNPB có nhiệm vụ giữ rừng, điều tiết nước đã được Bộ Chính trị xác định rõ tại Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 10/02/2022.

Trước đó, tại Hội thảo tham vấn Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Bình xác định sẽ đưa địa phương trở thành điểm đến sinh thái và nghỉ dưỡng với bốn chủ đề “Hồ & Núi”, “Văn hóa & Dân tộc”, “Sức khỏe & Thư giãn” và “Thủ phủ Golf”.

Tỉnh sẽ đầu tư xây dựng và nâng cấp đường giao thông, bến cảng, bến thuyền kết nối các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu thể thao, phát triển thêm 15 sân golf chất lượng cao.

Đồng thời, tỉnh cũng khẳng định định hướng phát triển sân golf không gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng và quỹ đất cho các hoạt động kinh tế khác. Tỉnh sẽ đặc biệt chú ý các yêu cầu liên quan đến môi trường, tuân thủ pháp luật về việc sử dụng đất rừng, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Mới đây, địa phương này cũng liên tục hủy quyết định điều chỉnh quy hoạch sân golf như sân golf Hòa Bình với diện tích 393ha, hay chấm dứt hoạt động của dự án Quần thể du lịch, nghỉ dưỡng và sân golf Yên Thủy tại xã Hữu Lợi và thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy do CTCP Tập đoàn FLC làm nhà đầu tư có quy mô hơn 150ha và tổng vốn đầu tư hơn 2.883 tỷ đồng.

Đức Minh

Bạn đang đọc bài viết Hòa Bình: Quy hoạch gần 40 sân golf đến năm 2050, sẽ không dùng đất rừng, đất lúa?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.