0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 17/08/2023 14:27 (GMT+7)

Sau loạt sai phạm, chủ dự án La Saveur De Hoà Bình tiếp tục bị "bêu tên" vì nợ thuế

Theo dõi KT&TD trên

Tính đến 30/6, CTCP Đô thị Sinh thái Dầu khí Hoà Bình (HBE) đã nợ thuế gần 1.046 tỷ đồng, đứng đầu danh sách doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất tỉnh Hòa Bình. Đáng nói, doanh nghiệp được biết đến là chủ dự án La Saveur De Hoà Bình này trước đó đã bị chỉ ra nhiều sai phạm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Đứng đầu danh sách với số tiền nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng

Mới đây, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình vừa có Công văn số 3867/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tính đến hết quý II/2023, trên địa bàn tình Hòa Bình có 221 doanh nghiệp nợ tổng cộng khoảng 2.240 tỷ đồng tiền thuế. Số liệu này đã tăng so với con số chốt sổ năm 2022 (là 96 trường hợp nợ tổng cộng 1.270 tỷ đồng).

Trong đó, phần lớn giá trị nợ thuộc về các đơn vị xây dựng, đầu tư bất động sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Cụ thể, đứng đầu bảng vẫn là Công ty CP đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình (HBE) với khoản nợ 1.045 tỷ đồng.

Tiếp sau đó là Công ty TNHH Đảo Ngọc Xanh Kỳ Sơn (khoảng 841 tỷ đồng), Công ty CP đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai (gần 102 tỷ đồng). Số nợ của các doanh nghiệp này đều gia tăng so với cuối tháng 12/2022.

Ngoài ra, trong danh sách này, mức nợ dưới 100 tỷ đồng còn có hàng loạt các doanh nghiệp như Công ty CP Tập đoàn VHC Lucky Singapore - Hòa Bình (gần 14 tỷ đồng), Công ty CP cơ khí – lắp máy Sông Đà – chi nhánh 1 (khoảng 26 tỷ đồng), Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh (khoảng 7 tỷ đồng) Công ty Thành An 116 (Tổng công ty Thành An - Công ty TNHH Một thành viên) với khoảng 2,4 tỷ đồng.

Sau loạt sai phạm chủ dự án La Saveur De Hoà Bình tiếp tục bị bêu tên vì nợ thuế
Công ty CP đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình (HBE) - Chủ dự án La Saveur De Hoà Bình nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý nhất trong danh sách vừa được tỉnh Hòa Bình công khai đó là Công ty CP đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình (HBE) - doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất tỉnh. Theo đó, HBE được thành lập từ năm 2011, người đại diện pháp luật là bà Lương Hoàng Lan, hoạt động trong mảng bất động sản nghỉ dưỡng, có trụ sở tại huyện Lương Sơn, Hoà Bình.

Công ty CP đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình được biết đến là chủ đầu tư của dự án La Saveur De Hoà Bình (tên gọi thương mại của dự án Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hòa Bình).

Dự án này có quy mô gần 60 ha, bao gồm 440 căn biệt thự nằm cạnh hồ Đồng Chanh, thuộc thôn Thanh Cù, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn. Hiện nay, giai đoạn 1 của dự án đã đi vào khai thác.

Bên cạnh La Saveur De Hoà Bình, HBE hiện đang tiến hành nghiên cứu và phát triển chuỗi đô thị nghỉ dưỡng tại các vùng phía Tây Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…

Từng bị kết luận loạt sai phạm

Công ty CP đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình dù đã được thành lập và hoạt động khoảng 12 năm, triển khai nhiều dự án, có kinh nghiệm nhưng doanh nghiệp này lại cho thấy bức tranh tài chính vô cùng yếu kém. Theo đó, trong 5 năm gần đây (từ 2017 đến 2021), Công ty không hề phát sinh doanh thu và lợi nhuận gần như bằng 0 đồng. Kết quả cho thấy, cuối năm 2017 và 2018, dù có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, Công ty phải gánh khoản âm vốn chủ sở hữu 6,4 tỷ đồng.

Sang năm 2018 và 2020, dù không có doanh thu, lợi nhuận, không góp thêm vốn nhưng vốn chủ sở hữu của Công ty Dầu khí Hoà Bình lại tăng lên 28,2 tỷ đồng. Tới ngày 30/3/2021, Công ty tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng. Nhờ đó, vốn chủ sở hữu đạt 113 tỷ đồng.

Về thành phần cổ đông, trước đây, Công ty Cổ phần Bất động sản dầu khí là cổ đông lớn nhất của HBE. Tuy nhiên, sau này Công ty thoái vốn hoàn toàn. Tới ngày 24/7/2017, bà Lương Hoàng Lan trở thành cổ đông lớn nhất khi sở hữu 57% vốn Công ty.

Về hoạt động của doanh nghiệp này, Công ty CP đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình từng bị Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cảnh báo 2 lần trong năm 2022, với dự án La Saveur de Hoa Binh (tên gọi thương mại đang được chủ đầu tư và môi giới sử dụng cho dự án Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hòa Bình) chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản.

Sau loạt sai phạm chủ dự án La Saveur De Hoà Bình tiếp tục bị bêu tên vì nợ thuế
Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hòa Bình được chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và bán hàng.

Trước đó, Công ty CP đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình cũng đã bị chỉ ra nhiều sai phạm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Cụ thể, năm 2018, Thanh tra tỉnh Hòa Bình kết luận nhiều sai phạm tại dự án xây dựng khu nhà ở cao cấp Dầu khí Hòa Bình. Tuy nhiên, tại thời điểm này, dự án lại được gọi tên thương mại Eco Valley. Những sai phạm được kết luận chỉ ra như: Chưa ký hợp đồng thuê đất đối với 14.735m2 đất thương mại dịch vụ, dịch vụ du lịch sinh thái được bàn giao mốc giới từ 20/10/2014 để thực hiện nghĩa vụ tài chính;

Cùng với đó, kết luận cũng chỉ ra, doanh nghiệp chưa chi trả gần 13,5 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho 7 hộ dân; thực hiện san lấp một phần mặt bằng, nền đường trong khu vực dự án, xây dựng nhà điều hành, xây dựng 2 nhà mẫu biệt thự mỗi nhà có diện tích 1 tầng là 126m2 khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng.

Thanh tra tỉnh Hòa Bình khẳng định trách nhiệm thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Lương Sơn, UBND xã Nhuận Trạch và chủ đầu tư dự án.

Sang năm 2019, chủ đầu tư dự án Eco Valley bị tố xây dựng “chui” biệt thự vì tháng 01/2019 Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình mới chỉ cấp phép Giấy phép xây dựng giai đoạn 1 của dự án. Trong đó, Công ty Dầu khí Hoà Bình chưa được cấp phép xây dựng biệt thự nhưng Công ty đã gấp rút hoàn thiện rất nhiều căn.

Đáng chú ý, dù dự án xây dựng khu nhà ở cao cấp Dầu khí Hòa Bình có quy mô 60ha, do chủ đầu tư Công ty Dầu khí Hoà Bình phát triển và ở xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình nhưng sau khi bị kết luận loạt sai phạm, tên thương mại Eco Valley đã bỗng dưng "biến mất" và tên gọi La Saveur Hoà Bình lại được nhiều trang web, môi giới bất động sản giới thiệu đến người tiêu dùng.

Và gần đây nhất, cuối táng 7/2023, Hoà Bình vừa công bố danh 55 dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản. Đồng thời, khuyến cáo người dân không tham gia các giao dịch đối với các bất động sản chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định. Tại văn bản này, Sở Xây dựng tình Hòa bình cũng đã cảnh bảo dự án Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hòa Bình được chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và bán hàng.

Hồng Quang

Bạn đang đọc bài viết Sau loạt sai phạm, chủ dự án La Saveur De Hoà Bình tiếp tục bị "bêu tên" vì nợ thuế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.