0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 08/11/2023 08:26 (GMT+7)

Hà Giang nỗ lực mang thương hiệu trà Shan tuyết vươn xa

Theo dõi KT&TD trên

Trà Shan tuyết vùng đất Hà Giang hội tụ đầy đủ các yếu tố tinh tế của đất trời cực Bắc, được ví như “báu vật” của người dân nơi đây. Bởi vậy, những năm gần đây, toàn tỉnh Hà Giang đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị trà Shan tuyết địa phương.

Hà Giang là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 3 cả nước, với diện tích trên 20.000 ha. Diện tích chè Shan tuyết lên đến hơn 18.000 ha, chiếm 90% diện tích chè toàn tỉnh. Trong đó, diện tích chè Shan tuyết cho thu hoạch đạt gần 14.000 ha, sản lượng đạt trên 55.000 tấn, chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm là 7.000 ha. Cây chè Shan tuyết được phân bố ở 11/11 huyện, thành phố trong tỉnh, trong đó 5 huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần có diện tích lớn nhất.

Hà Giang nỗ lực mang thương hiệu trà Shan tuyết vươn xa - Ảnh 1

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang xác định phát triển vùng chè Shan tuyết, coi đây là cây trồng trọng tâm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chè Shan tuyết là 1 trong 5 loại cây trồng chủ lực của Hà Giang để tập trung nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ nhằm khai thác hiệu quả lợi thế so sánh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Hà Giang hiện có 1.629 cây chè Shan tuyết cổ thụ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây Di sản Việt Nam, đưa Hà Giang trở thành địa phương có số lượng cây chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận cây Di sản Việt Nam nhiều nhất cả nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, cây chè Shan tuyết ở Hà Giang là loại chè sạch, được trồng ở độ cao từ 800 m trở lên so với mực nước biển, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đây là môi trường sinh trưởng tự nhiên, sạch và hoàn toàn không có tác nhân chăm sóc, tạo ra nguồn nguyên liệu tuyệt vời và quý hiếm cho những ấm chè đặc sản. Giống chè Shan tuyết Hà Giang chủ yếu là 2 giống Shan tuyết lá to và Shan tuyết lá nhỏ (chè Shan lá nhỏ chỉ có diện tích khoảng trên 250 ha tập trung tại huyện Đồng Văn); đây thường là những cây chè cổ thụ có tuổi đời vài chục năm hay đến vài trăm năm và được đánh giá là một trong những thủy tổ của cây chè, mang nhiều nguồn gen quý hiếm. Năng suất chè Shan tuyết của tỉnh bình quân giai đoạn 2013 – 2020 đạt khoảng 35,24 tạ/ha; sản lượng bình quân gần 65.000 tấn, sản lượng chè đã qua chế biến trên 10.000 tấn.

Sản phẩm chè Shan tuyết được người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng. Ngoài tiêu thụ trong nước, chè Shan tuyết Hà Giang đã có mặt tại 20 quốc gia ở 3 châu lục: Âu, Á và Mỹ. Cây chè được xác định là một trong 5 loại cây, con chủ lực trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Đến nay, Hà Giang đã xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho chè Shan tuyết Hà Giang.

Theo thống kê, hàng năm, giá trị sản xuất ngành chè đem lại gần 690 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% giá trị ngành trồng trọt. Chè Shan tuyết được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, được xem là "báu vật" của núi rừng cực Bắc.

Đặc biệt, Hà Giang hiện có gần 40 sản phẩm chè của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được phát triển thành sản phẩm OCOP địa phương; trong đó, 2 sản phẩm chè xanh và hồng trà nhãn hiệu bà cụ của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia.

Hà Giang nỗ lực mang thương hiệu trà Shan tuyết vươn xa - Ảnh 2

Nhằm nâng cao chất lượng cho chè Shan cổ thụ Hà Giang, tỉnh đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ cho công nghệ chế biến, đặc biệt chú trọng khâu chế biến với công nghệ sạch hiện đại, đẩy mạnh tăng trưởng giá trị chè; định hướng xây dựng thương hiệu chè Shan cổ thụ Hà Giang trở thành thương hiệu mạnh của tỉnh và cả nước. Hiệu quả của các chính sách đã thu hút sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia sản xuất và khuyến khích phát triển được nhiều hình thức kinh tế hợp tác. Hiện sản phẩm chè Shan Hà Giang đã thâm nhập vào thị trường cao cấp.

Theo đó, tỉnh Hà Giang đã và đang tập trung nghiên cứu, xây dựng các chính sách gắn với đặc thù của cây chè Shan cổ thụ để đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả; các chính sách về hỗ trợ cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất và phát triển thị trường.

Rà soát, cập nhật định hướng phát triển chi tiết cho chè Shan tuyết, tập trung sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, định hướng xuất khẩu và phát triển bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất, đặc biệt là tiêu chuẩn về hữu cơ và có trách nhiệm. Thu hút đầu tư tư nhân cho lĩnh vực này về cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn… nhằm cải thiện năng lực sản xuất, đặc biệt là chất lượng sản phẩm, tạo nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu.

Hà Giang cũng ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất theo các quy tắc về sản xuất sản phẩm hữu cơ và có trách nhiệm. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia sản xuất . Quan tâm đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông để hỗ trợ phát triển các vùng chè kết nối được thuận lợi đến với các thị trường tiêu thụ, giảm các chi phí trung gian, nâng cao chất lượng sản phẩm chè tiêu thụ. Hỗ trợ phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, kết nối, quảng bá sản phẩm đến với các thị trường cao cấp để nâng cao giá trị gắn với thương hiệu, tính đặc thù của sản phẩm chè Shan cổ thụ. Tổ chức các Cuộc thi sản phẩm hàng năm; tham gia các hội chợ, sự kiện chè quốc tế nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh chè Shan cổ thụ Hà Giang.

Bạn đang đọc bài viết Hà Giang nỗ lực mang thương hiệu trà Shan tuyết vươn xa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.
Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.