0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 06/06/2025 20:38 (GMT+7)

Giá chung cư liệu có “hạ nhiệt”?

Theo dõi KT&TD trên

Ở thời điểm hiện tại, giá chung cư thương mại tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức “phi mã”, vượt xa khả năng tiếp cận của đại đa số người dân.

Theo Savills Việt Nam, giá trung bình tại Hà Nội đã lên tới 79 triệu đồng/m2 và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 91 triệu đồng/m2, đồng nghĩa với việc một căn hộ hai phòng ngủ cơ bản có giá không dưới 5 tỷ đồng. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã khiến các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc cao cấp để tối ưu hóa lợi nhuận, đẩy những căn hộ giá 1-2 tỷ đồng trở thành "giấc mơ" đối với nhiều người lao động.

Tuy nhiên, một “làn gió mới” đang thổi vào thị trường, mang theo hy vọng về việc “hạ nhiệt” giá chung cư: đó là sự xuất hiện và đẩy mạnh phát triển của các dự án nhà ở xã hội. Đặc biệt, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết số 201 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, hứa hẹn sẽ tạo ra nguồn cung dồi dào hơn cho phân khúc này.

Giá chung cư liệu có “hạ nhiệt”?
Ảnh minh họa.

Nhà ở xã hội: “Phao cứu sinh” cho người thu nhập thấp

Sự kỳ vọng vào nhà ở xã hội là hoàn toàn có cơ sở. Tại Hà Nội, sắp tới sẽ có 4 dự án nhà ở xã hội được mở bán, trong đó 3 dự án đã công bố giá dao động từ 18-25 triệu đồng/m2. Mức giá này chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá chung cư thương mại trung bình trên thị trường hiện nay, mang lại cơ hội tiếp cận nhà ở thực sự cho những người có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng.

Nghị quyết số 201 của Quốc hội đã tháo gỡ nhiều nút thắt về thủ tục hành chính, giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội. Cụ thể, các chủ đầu tư sẽ được giao dự án không thông qua đấu thầu, không yêu cầu lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, được miễn giấy phép xây dựng, và một số thủ tục hành chính được lồng ghép. Những cải cách này ước tính sẽ cắt giảm gần một năm thủ tục làm nhà ở xã hội, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí đáng kể, từ đó có thể cung cấp sản phẩm với mức giá hợp lý hơn cho người dân.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, với các chính sách ưu đãi mới, một dự án nhà ở xã hội ước tính sẽ chỉ mất khoảng ba năm để hoàn thành từ khâu thủ tục đầu tư đến khi bàn giao nhà, thay vì phải chờ đợi từ 5-7 năm như trước đây. Điều này sẽ tăng cơ hội tiếp cận nhà ở nhanh chóng hơn cho người dân.

Tác động đến thị trường chung cư thương mại

Ghi nhận từ thị trường đã cho thấy những dấu hiệu “giảm nhiệt” của chung cư tại Hà Nội. Nhiều người mua, thay vì tiếp tục chạy theo đà tăng giá của nhà thương mại, đã chủ động dừng lại để nghe ngóng thông tin, tìm hiểu thủ tục và chuẩn bị hồ sơ mua nhà ở xã hội. Sự chuyển hướng này đã và đang tạo áp lực lớn lên thị trường nhà ở thương mại và các giao dịch cũ.

Một chuyên gia bất động sản nhận định: “Nguồn cung từ nhà ở xã hội trong thời gian ngắn tới chắc chắn giá nhà trong nội thành, giá nhà thương mại, đặc biệt là chung cư rất khó tăng giá. Nếu có tăng, chỉ tăng ở những vị trí đặc biệt. Còn đa phần sẽ giảm giá, xu hướng chung nguồn cung tăng, giá nhà sẽ giảm theo”.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cen Group cũng bày tỏ quan điểm tương tự, ông cho rằng việc xây dựng nhiều nhà ở xã hội và mở rộng đối tượng được mua nhà sẽ là giải pháp rất bền vững, tương tự mô hình nhà ở Chính phủ tại Singapore nơi 70-80% người dân sống trong các căn hộ này. "Khi mà có nhiều dự án, khách hàng có nhiều sự lựa chọn, nguồn cung lớn, không bao giờ giá nhà tăng phi mã như thời gian qua", ông chia sẻ.

Sự xuất hiện của các dự án nhà ở xã hội, cùng với những chính sách ưu đãi mới, đang mở ra một kỷ nguyên mới cho thị trường bất động sản Việt Nam. Nó không chỉ giải quyết bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp mà còn kỳ vọng sẽ tạo ra một sự cân bằng mới, kiềm chế đà tăng giá “nóng” của phân khúc chung cư thương mại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng về một thị trường bất động sản phát triển bền vững và nhân văn hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần có sự quyết tâm cao từ các cơ quan quản lý, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương để đảm bảo việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được thực hiện đúng tiến độ, đúng đối tượng và đúng với tinh thần của Nghị quyết 201.

T.An

Bạn đang đọc bài viết Giá chung cư liệu có “hạ nhiệt”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đua “săn” ngôi nhà thứ hai ven biển TP.HCM: Casa dẫn đầu với vị thế tài sản nghỉ dưỡng “truyền đời”
Sở hữu vị trí “ven biển, chạm phố”, kết nối trung tâm TP.HCM, toàn vùng và toàn quốc qua hệ thống hạ tầng hiện đại, phân khu Casa thuộc Blanca City nổi bật như khoản đầu tư “second home” chiến lược, vừa phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vừa mang lại khả năng kinh doanh và tăng trưởng giá trị.
HoREA kiến nghị giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đang áp dụng trong khoảng từ 0,25 - 1,5% giá đất của bảng giá đất ban hành theo quyết định 79/2024/QĐ-UBND là quá cao.
Ecopark nâng cấp dòng sản phẩm signature tại Đảo Châu Âu- Eco Central Park
Từ biệt thự đảo Ecopark đến Đảo Châu Âu (Eco Central Park), nhà sáng lập Ecopark đã nâng cấp dòng sản phẩm signature của chính mình lên tầm cao mới, đưa Đảo Châu Âu trở thành phân khu compound đắt giá bậc nhất miền Trung với những thông số vượt ra khỏi quy hoạch thiết kế thông thường.

Tin mới

Thị trường chứng khoán 23/7: Cổ phiếu vừa và nhỏ bứt phá, VN-Index giữ vững sắc xanh
Phiên giao dịch ngày 23/7 tiếp tục khép lại trong sắc xanh, nhưng đà tăng của chỉ số VN-Index đã có phần “hạ nhiệt” so với phiên bùng nổ trước đó. Dòng tiền thị trường có sự dịch chuyển rõ rệt, khi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ trở thành tâm điểm hút vốn thay vì các mã vốn hóa lớn.
Startup trà sữa: Nhượng quyền hay tự xây thương hiệu?
Trong bối cảnh thị trường trà sữa Việt Nam đang bùng nổ với giá trị hàng tỷ USD, những người có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực này thường đứng trước một lựa chọn quan trọng: tham gia mô hình nhượng quyền từ các thương hiệu đã có tên tuổi hay tự tay xây dựng một thương hiệu riêng từ con số không.