0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 27/09/2024 09:40 (GMT+7)

Giá chung cư đã đi vào sử dụng tăng mạnh

Theo dõi KT&TD trên

Trong những tháng gần đây, giá chung cư đã qua sử dụng tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang có xu hướng tăng mạnh, vượt xa dự đoán của nhiều chuyên gia.

Nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ đến từ sự khan hiếm nguồn cung mới mà còn từ tâm lý an toàn của người mua nhà, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều biến động.

Giá chung cư đã đi vào sử dụng tăng mạnh.  
Giá chung cư đã đi vào sử dụng tăng mạnh.

Theo đó, trong 2 năm gần đây, thị trường chung cư tại TP. Hà Nội tăng giá nhanh và mạnh. Khoảng cách giá bán nhà ở chung cư tại thị trường Hà Nội và TP.HCM ngày càng thu hẹp lại (năm 2019, khoảng cách giá sơ cấp giữa 2 thị trường là 30%; năm 2024, khoảng cách giá giữa 2 thị trường dao động chỉ còn từ 5-7%).

Tại thời điểm quý I/2023, lượng dự án căn hộ chung cư mở bán mới trong quý không nhiều, chủ yếu vẫn đến từ phân khúc trung, cao cấp và tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Bình Định...).

Mức độ tăng, giảm giá bán theo từng khu vực của các địa phương có sự khác nhau. Cụ thể, dự án Vinhomes Metropolis tại Hà Nội tăng khoảng 3,5% lên mức 99,1 triệu đồng/m2, Lạc Hồng Westlake tại Hà Nội tăng khoảng 3,6% lên mức 36,1 triệu đồng/m2, Cosmo City tại TP.HCM tăng khoảng 3,8% lên mức 47,3 triệu đồng/m2, The Grand Manhattan tại TP.HCM giảm khoảng 4,4% xuống mức 163,6 triệu đồng/m2.

"Riêng tại thị trường bất động sản Hà Nội, phân khúc nhà ở chung cư cũ đã qua sử dụng được đẩy giá giao dịch lên khá cao, tuy nhiên thực tế các giao dịch thành công lại không nhiều", Bộ Xây dựng nhận định.

Tại TP. HCM, tình hình cũng tương tự. Trong quý II/2024, giá căn hộ chung cư trung cấp tăng 2%, trong khi phân khúc cao cấp tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá căn hộ đã qua sử dụng tại TP. HCM tăng đáng kể. Ví dụ, dự án City Garden tăng 18% lên mức 85 triệu đồng/m2, Antonia (quận 7) tăng 11%, và Masteri Thảo Điền (TP Thủ Đức) tăng 10%. Tính trung bình, giá chung cư tại TP.HCM tăng khoảng 6% so với cuối năm 2023.

Một số dự án nổi bật khác tại TP.HCM cũng chứng kiến mức tăng ấn tượng như Cantavil An Phú (quận 2) tăng 22,6% lên 54,5 triệu đồng/m2, Zenity (quận 1) tăng 18,2% lên 101,4 triệu đồng/m2, Green View (quận 7) tăng 25,1% lên 53,9 triệu đồng/m2 và The Panorama (quận 7) tăng 15,5% lên 69,6 triệu đồng/m2.

Đối với phân khúc nhà ở riêng lẻ, biệt thự, liền kề, đất nền trong dự án, theo Bộ Xây dựng, trong 3 tháng đầu năm, nhu cầu tìm kiếm nhà ở riêng lẻ, đất nền đã tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Giá bán tại Hà Nội được giao dịch tăng khoảng từ 5-15% so với cuối năm 2023 (giá bán dao động trong khoảng từ 80-220 triệu đồng/m2) và tại TP.HCM (giá bán dao động trong khoảng từ 90 - 250 triệu đồng/m2).

Trong khi đó, thị trường biệt thự, nhà liên kề TP.HCM tình hình hoạt động không có nhiều biến động tích cực. Tỷ lệ hấp thụ của thị trường chỉ ở mức 20-30%, không có sự thay đổi đáng kể so với quý trước.

Tại một số địa phương khác, các sản phẩm có giá trị trung bình dưới 5 tỷ đồng có lượng giao dịch tăng từ 3-5% so với cuối năm 2023.

Giá chung cư đã đi vào sử dụng tăng mạnh - Ảnh 1

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố đang góp phần đẩy giá căn hộ chung cư tăng mạnh.

Một trong những nguyên nhân đầu tiên chính là sự thiếu hụt nguồn cung mới do các vướng mắc pháp lý. Việc triển khai dự án gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng khan hiếm căn hộ, từ đó đẩy giá lên cao.

Thứ hai, giá đất liên tục neo ở mức cao, cộng với chi phí nguyên vật liệu xây dựng, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng, khiến giá thành xây dựng các căn hộ tăng theo.

Thứ ba, chi phí vay vốn: Nhiều dự án phải vay vốn từ 30-70% tổng chi phí đầu tư. Lãi vay từ các khoản này thường chiếm 3-5% tổng chi phí đầu tư, làm tăng giá bán căn hộ.

Thứ tư, tác động của bảng giá đất mới: Bộ Xây dựng cho biết việc áp dụng bảng giá đất mới sát với thị trường sẽ khiến giá bán nhà ở tăng từ 15-20%. Điều này làm gia tăng thêm áp lực cho người mua nhà. Ví dụ, tại khu đô thị Đông Tăng Long (TP. Thủ Đức), tiền sử dụng đất đã chiếm khoảng 60-65% giá bán căn hộ.

Thứ năm, các chi phí khác như quản lý dự án, thuế, lợi nhuận của chủ đầu tư chiếm khoảng 10-20% giá bán nhà cao tầng và 20-30% đối với nhà thấp tầng.

Dự báo trong thời gian tới, giá chung cư đã sử dụng có thể tiếp tục xu hướng tăng nếu nguồn cung mới không được cải thiện đáng kể. Để tránh bị đẩy vào tình trạng mua với giá cao, người mua nên xem xét kỹ lưỡng tình trạng pháp lý của các căn hộ, so sánh giá với các sản phẩm cùng phân khúc để đưa ra quyết định hợp lý.

Thị trường chung cư đã sử dụng có thể sẽ vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều người dân đô thị, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay. Tuy nhiên, người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét các yếu tố vị trí, tiện ích và tình trạng căn hộ để đảm bảo rằng mình nhận được giá trị xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Giá chung cư đã đi vào sử dụng tăng mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Sắp có thêm một dự án nhà ở thấp tầng tại quận Long Biên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành quyết định về việc giao 10.081m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2.

Tin mới

Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.