0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 29/08/2023 15:50 (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của TP.HCM tăng 0,7%

Theo dõi KT&TD trên

Theo Cục Thống kê TP.HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của TP.HCM tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 3,14 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của TPHCM tăng 07
Người tiêu dùng mua bánh Trung Thu tại siêu thị Big C - Ảnh minh họa.

Trong 11 nhóm hàng hóa hóa tính CPI có ba nhóm hàng chỉ số giá giảm là dịch vụ bưu chính viễn thông (giảm 0,4%), văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,04%); thuốc và dịch vụ y tế (giảm 0,02%).

Về diễn biến chỉ số giá một số nhóm ngành hàng tháng 8 so với tháng trước, Cục Thống kê TP.HCM cho biết nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53%; nhóm thực phẩm tăng 0,16%; dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,55%.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53 điểm phần trăm; nhóm thực phẩm tăng 0,16 điểm phần trăm; dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,55 điểm phần trăm.

Cùng xu hướng tăng có nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14%, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,09%, do nhu cầu tiêu dùng tăng.

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,55%, chủ yếu do giá gas và các loại chất đốt tăng 6,86%. Ngược lại, giá điện sinh hoạt giảm 2,57% do thời tiết vào mùa mưa, nhu cầu sử dụng giảm.

Tương tự, nhóm giao thông tăng 4,15%, chủ yếu do giá nhiên liệu 8,60%, trong đó giá xăng tăng 9,97%, giá dầu diesel tăng 15,91%; phương tiện đi lại tăng 0,53%, phụ tùng tăng 0,05%.

Trong tháng 8/2023 có 3 lần điều chỉnh giá bán xăng, dầu (ngày 1/8/2023, ngày 11/8/2023 và ngày 21/8/2023) làm cho nhóm nhiên liệu tăng 8,6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, bình quân 8 tháng năm 2023 giá xăng, dầu giảm 17,72%, tác động làm CPI chung giảm 0,60 điểm phần trăm.

Nhóm giáo dục tăng 0,01% so với tháng trước, do việc điều chỉnh giá bán của một số văn phòng phẩm trong mùa chuẩn bị khai giảng năm học mới; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,07%, chủ yếu tập trung ở các mặt hàng như đồ dùng cá nhân tăng 0,10%, dịch vụ khác tăng 0,04%.

Ở xu hướng giảm, có nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,40% so với tháng trước chủ yếu do các chương trình khuyến mãi, giảm giá bán các mặt hàng điện thoại và phụ kiện.

Theo Cục Thống kê thành phố, bình quân 8 tháng năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,45% so với cùng kỳ (bình quân 8 tháng đầu năm 2022 tăng 2,10%), chỉ trừ nhóm giao thông giảm 4,62% và bưu chính viễn thông giảm 1,09%; 9 nhóm còn lại đều tăng.

Hoàng Hậu

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của TP.HCM tăng 0,7%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.