0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 27/03/2023 08:15 (GMT+7)

Quý 1/2023 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước ước tăng 4,2-4,3%

Theo dõi KT&TD trên

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với tháng trước của tháng 1/2023 tăng 0,52%, tháng 2/2023 tăng 0,45%; tháng 3/2023 ước giảm 0,1% - 0,2% so với tháng trước, tăng 3,4  - 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân quý I/2023, CPI ước tăng khoảng 4,2  - 4,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Quý 1/2023 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước ước tăng 4,2-4,3% - Ảnh 1

Cụ thể, Trong 3 tháng đầu năm nay, chỉ số nhóm văn hóa, du lịch và giá trí tăng khoảng 5% do dịch COVID-19 được kiểm soát, tác động làm CPI tăng 0,02%. Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, cũng có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 3 tháng đầu năm 2023, như: Giá xăng dầu trong nước giảm khoảng 11% theo giá thế giới, tác động làm CPI quý I/2023 giảm khoảng 0,4%. Giá gas trong nước giảm khoảng 1,8% theo giá thế giới, tác động làm CPI giảm khoảng 0,03%. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm khoảng 0,3% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm, tác động làm CPI giảm khoảng 0,01%.

Học phí tăng khoảng 11%, do một số địa phương đã kết thúc chính sách miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch trong năm học 2021 - 2022, tác động làm CPI tăng khoảng 0,6%... Ngoài ra, giá điện sinh hoạt tăng 3,3%, chủ yếu sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán, tác động làm CPI tăng khoảng 0,1%; giá gạo trong nước tăng khoảng 2,2% theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ gạo nếp, gạo tẻ dịp Tết tăng, tác động làm CPI tăng 0,06%.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết: Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 3 tháng đầu năm 2023 là: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng khoảng 7,2% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng, tác động làm CPI quý I/2023 tăng khoảng 1,4%; giá các mặt hàng thực phẩm tăng khoảng 4,5% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng, tác động làm CPI tăng khoảng 1%.

Tổng cục Thống kê ước tính, nhóm dịch vụ giáo dục sẽ làm CPI năm 2023 tăng khoảng 0,82% - 1,09%. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc nhóm dịch vụ sự nghiệp công thực hiện lộ trình thị trường, năm 2023 Tổng cục Thống kê ước điều chỉnh giá dịch vụ y tế tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,16 - 0,25%. Bên cạnh đó, giá điện, giá sách giáo khoa, giá dịch vụ vận chuyển hàng không... dự kiến có thể điều chỉnh theo lộ trình, gây áp lực lên mặt bằng giá những tháng còn lại của năm.

Vào quý II/2023 và các tháng còn lại của năm 2023, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%; Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8 - 4,8%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,3 ± 0,5%.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Quý 1/2023 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước ước tăng 4,2-4,3%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.