0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 08/02/2025 15:33 (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2025 của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ 2024

Theo dõi KT&TD trên

Số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội cho thấy, trong tháng 1/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn Hà Nội tăng 0,51% so với tháng 12/2024, và tăng 3,09% so với cùng kỳ năm 2024.

Cụ thể, có 10/11 nhóm hàng có CPI tăng trong tháng 1/2025; trong đó, nhóm hàng có CPI tăng cao nhất là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch với mức tăng 0,74% (tác động làm tăng CPI chung 0,04%); đứng thứ 2 là nhóm giao thông tăng 0,73% (tác động làm tăng CPI chung 0,07%) do bình quân trong tháng giá xăng tăng 1,85%; giá dầu diezen tăng 4,99%; đứng ở vị trí thứ 3 là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,72%, nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng dẫn đến giá bình quân tăng, bên cạnh đó giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,19%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2025 của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ 2024
Chỉ số CPI tháng 1/2025 của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ 2024.

Cũng theo Cục Thống kê Hà Nội, tháng 1/2025 là thời điểm Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm và ăn uống nhà hàng của người dân tăng cao. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,57%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,54% (tác động làm tăng CPI chung 0,01%).

Các nhóm còn lại có chỉ số giá tăng nhẹ, gồm: Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; giáo dục tăng 0,04%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,64%. Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,07% so với tháng 12/2024.

Ngoài ra, cũng trong tháng 1/2025, chỉ số giá vàng trên địa bàn thành phố tăng 0,97% so với tháng trước và tăng 34,18% so với cùng kỳ năm 2024. Trong khi đó, tỷ giá đô la Mỹ tháng 1/2025 ghi nhận mức tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 3,92% so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm 2024, CPI tháng 1/2025 tăng 3,09%. Các nhóm tác động nhiều đến sự tăng trưởng chung là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 19,91%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,37%, do giá nước sạch tăng 11,94%, giá điện tăng 6,67% và giá nhà thuê tăng 6,75%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,27% do giá lương thực tăng 6,1%; thực phẩm tăng 2,26%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4,9%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 3,87%...

Ở chiều ngược lại, có 3/11 nhóm hàng CPI giảm so với cùng kỳ năm 2024 là nhóm giáo dục giảm 7,69%, bưu chính viễn thông giảm 1,06% và nhóm giao thông giảm 0,38%.

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2025 của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản mang về hơn 5 tỷ USD 
Trong những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt hơn 5 tỷ USD, một con số ấn tượng, chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng cà phê. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành nông sản Việt Nam trong những tháng tiếp theo.

Tin mới

Đất nền có dấu hiệu sốt "nóng" trở lại
Thị trường bất động sản đang chứng kiến những diễn biến phức tạp với làn sóng sôi động trở lại của phân khúc đất nền. Giá đất tại nhiều khu vực đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam, khiến nhiều nhà đầu tư và người dân vô cùng nhộn nhịp.
Xu hướng thực phẩm hàng đầu của Gen Z năm 2025
Gen Z đang định hình ngành thực phẩm với những yêu cầu khắt khe về sức khỏe, tính bền vững và công nghệ. Từ thực phẩm nguồn gốc thực vật, đồ uống không cồn đến dinh dưỡng cá nhân hóa, họ không chỉ theo xu hướng mà còn thúc đẩy sự đổi mới toàn diện.
Câu chuyện thành công của các ông lớn trà sữa
Sự thành công của những thương hiệu trà sữa nổi tiếng không chỉ là kết quả của hương vị độc đáo hay xu hướng thị trường mà còn được định hình bởi chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản. Đây là một hành trình dài hàng chục năm, không ngựa tốc độ tăng trưởng mà lựa chọn một lối đi khác biệt.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ
Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý
Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài
Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.