0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 30/10/2023 16:43 (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của TP. Hồ Chí Minh tăng 0,37%

Theo dõi KT&TD trên

Trong đó có 4/11 nhóm hàng hóa giảm, 7/11 các nhóm tăng so với tháng trước, cao nhất là nhóm giáo dục tăng 7,16%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của TP. Hồ Chí Minh tăng 0,37% - Ảnh 1
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của TP. Hồ Chí Minh tăng 0,37%

Ngày 30/10, Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP. Hồ Chí Minh tháng 10/2023 tăng 0,37%, trong đó có 4/11 nhóm hàng hóa giảm, 7/11 các nhóm tăng so với tháng trước, cao nhất là nhóm giáo dục tăng 7,16%.

Phân tích diễn biến chỉ số giá một số nhóm ngành hàng so với tháng trước, Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho biết nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,38%, chủ yếu do giá gạo vẫn tiếp tục tăng 0,51% khi Philippines tuyên bố không giảm thuế nhập khẩu.

Nhóm thực phẩm giảm 0,30%; trong đó thịt gia cầm giảm 0,73%, trứng các loại tăng 0,02%, rau tươi, khô và chế biến giảm 1,11%, thủy sản chế biến tăng 0,14%; dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,27%.

Cùng xu hướng giảm có nhóm giao thông (giảm 1,29%), chủ yếu do giá nhiên liệu giảm 3,97%; trong đó giá xăng giảm 4,63%, dầu diesel giảm 0,72%. Trong tháng 10/2023 có 3 lần điều chỉnh giá bán xăng, dầu (ngày 2/10/2023, ngày 11/10/2023 và ngày 23/10/2023) làm cho nhóm nhiên liệu giảm 3,97% so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm 2022, bình quân 10 tháng năm nay, giá xăng, dầu giảm 13,36%, tác động làm CPI chung giảm 0,46 điểm phần trăm.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04% so với tháng trước chủ yếu do các chương trình khuyến mãi, giảm giá bán các mặt hàng điện thoại và phụ kiện.

Ở chiều hướng tăng, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,36%, trong đó bia các loại tăng 0,09%, nước khoáng và nước có ga tăng 0,89%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08%, do nhu cầu tiêu dùng tang, trong đó giá vải các loại tăng 0,11%, giá hàng may mặc khác tăng 0,48%, giày dép tăng 0,38%.

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,05%, chủ yếu do giá gas và các loại chất đốt tăng 4,24%, trong đó giá gas điều chỉnh tăng 20.000 đồng/bình 12kg, giá nước sinh hoạt tăng 2,21%, nhà ở thuê tăng 0,02% do nhu cầu phục vụ sinh viên năm học mới vẫn còn. Ngược lại, giá điện sinh hoạt giảm 1,34% do thời tiết nhiều mưa nên nhu cầu sử dụng điện giảm.

Nhóm giáo dục tăng 7,16% so với tháng trước, do việc điều chỉnh giá học phí của một số trường cho năm học mới. Nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,27%, chủ yếu tập trung ở các mặt hàng đồ dùng cá nhân tăng 0,54%, dịch vụ khác tăng 0,46%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2023 tăng 3,43% so với cùng kỳ năm ngoái (bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 2,32%), chỉ trừ nhóm giao thông giảm 2,86% và bưu chính viễn thông giảm 1,70%; 9 nhóm còn lại đều tăng, trong đó các nhóm tăng cao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,76%, đồ uống và thuốc lá tăng 3,96%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,47%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,90%, giáo dục tăng 14,54%.

Cũng theo Cục Thống kê thành phố, chỉ số giá vàng tháng 10 tăng 1,53% so với tháng trước; bình quân 10 tháng năm 2023 tăng 0,94% so với cùng kỳ. Chỉ số giá USD tăng 1,22% so với tháng trước; bình quân 10 tháng năm 2023 tăng 2,961% so với cùng kỳ.

Minh Hà

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của TP. Hồ Chí Minh tăng 0,37%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.
Mocktail: Linh hồn của những bữa tiệc không cồn
Đồ uống luôn đóng vai trò quan trọng, giúp kết nối mọi người và nâng cao không khí vui tươi. Nhưng không phải ai cũng thích hoặc có thể sử dụng đồ uống có cồn. Đó là lý do Mocktail - cocktail không cồn ra đời và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” trong các buổi tiệc hiện đại.
Giai điệu mới cho câu chuyện nông sản Việt
"Giải cứu nông sản" - cụm từ từng gây nhức nhối, ám ảnh bao người nay đã dần được thay thế bằng "tự hào nông sản Việt". Đâu là bí quyết cho sự thay đổi ngoạn mục này? Câu trả lời nằm ở chính những nỗ lực phi thường của các doanh nghiệp Việt, cùng sự hỗ trợ đắc lực từ nền tảng TikTok.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.