0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 03/10/2023 06:55 (GMT+7)

Bình Dương: 10 vấn đề cần xử lý trong đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2019

Theo dõi KT&TD trên

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2181/TB-TTCP, ngày 28/9/2023 về Kết luận Thanh tra tỉnh Bình Dương thời kỳ 2011-2019 theo nội dung Kết luận Thanh tra số 785/KL-TTCP ngày 22/3/2023; trong đó đề cập 10 điểm tồn tại về công tác quản lý đầu tư xây dựng của tỉnh Bình Dương.

Bình Dương: 10 vấn đề cần xử lý trong đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2019
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương.

Theo thông báo Kết luận Thanh tra, công tác quản lý Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bình Dương, Thanh tra Chính phủ kết luận và chỉ ra 10 điểm tồn tại, cụ thể như sau:

Công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Bình Dương, căn cứ Điều 58 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 năm 2014 và Điều 19 Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015, tỉnh Bình Dương không đảm bảo thời hạn theo quy định về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm. Thời gian bố trí vốn để hoàn thành dự án trong kế hoạch vốn trung hạn vượt quá thời gian bố trí vốn tối đa theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 77/2015/NĐ-CP. Cá biệt, tỉnh Bình Dương chủ trương và thực hiện đầu tư Dự án Xây dựng đường và cầu kết nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh dự án khi chưa có trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, chưa có kế hoạch vốn hàng năm và không có trong quy hoạch ngành giao thông, điều này đã vi phạm khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư công năm 2014.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, tiến độ giải ngân đạt thấp (điển hình năm 2019 giải ngân chỉ đạt 66,9% kế hoạch). Kết luận Thanh tra nêu, giải ngân vốn đầu tư công chậm, thời gian thực hiện dự án kéo dài là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 76 Luật Đầu tư công năm 2014. Một số dự án được điều chỉnh không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng năm 2014. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng sử dụng vốn kết dư phân bổ trực tiếp cho dự án, vi phạm quy định tại Điều 72 Luật Ngân sách năm 2015, cụ thể: Dự án nâng cấp đường ĐH 516 và Dự án nâng cấp đường ĐH 502 sử dụng vốn kết dư năm 2019; cầu qua sông Thị Tính sử dụng vốn kết dư năm 2018, 2019.

Về công tác khảo sát công trình, Kết luận Thanh tra chỉ ra rằng: Chất lượng chưa đảm bảo, dẫn đến quá trình thi công phải bổ sung thiết kế, làm phát sinh chi phí xây dựng. Cùng với đó, công tác thiết kế còn nhiều hạn chế dẫn đến phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế nhiều lần trong quá trình thi công. Cụ thể là Dự án Giao lộ ngã tư Phú Thứ khảo sát kém chất lượng nên phát sinh khối lượng làm tăng chi phí xây dựng sau thuế với số tiền là 2.262 tỷ đồng.

Đối với công tác lập, thẩm định thiết kế bản vẽ - dự toán còn nhiều hạn chế, dẫn đến làm tăng dự toán với tổng số tiền gần 29.716 tỷ đồng. Việc phân chia gói thầu chưa hợp lý về quy mô, tính chất kỹ thuật. Một số dự án phân chia gói thầu chưa bảo đảm nguyên tắc theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Đấu thầu năm 2013; nhiều gói thầu đã xác định được chính xác khối lượng nhưng lựa chọn hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định là không phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu năm 2013 và điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Một số gói thầu xây lắp có giá gói thầu không bao gồm chi phí dự phòng, không đúng quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu 2013 và khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, chỉ định thầu không đúng quy định tại theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu và khoản 1 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Một số hồ sơ mời thầu nêu nhãn hiệu của một số vật liệu, vật tư chính không phù hợp với quy định tại khoản 7 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; hồ sơ dự thầu của một số gói thầu không kê khai rõ xuất xứ, nhãn hiệu của vật tư, thiết bị theo quy định tại điểm 4.2 mục 4 chương I phần 1 Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hồ sơ mời thầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng không ghi cụ thể mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng trước khi đấu thầu là không đúng quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 37/2015/ NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Về việc khởi công công trình khi chưa có mặt bằng thi công là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 12 và Điều 107 Luật Xây dựng năm 2014; một số dự án thực hiện không đảm bảo tiến độ, không có lý do khách quan, nhưng đều được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho gia hạn hợp đồng nhiều lần, không thực hiện chế tài phạt vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Trường hợp nhà thầu đã tạm ứng, nhưng thực hiện không đúng tiến độ hợp đồng, chủ đầu tư không thông báo với Kho bạc Nhà nước để thu hồi tạm ứng là chưa thực hiện đúng quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN; Việc thay đổi nhãn hiệu, xuất xứ hệ thống thang máy (Dự án Bệnh viện 1.500 giường) tuy không làm tăng giá thiết bị, nhưng chưa phù họp với quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật Đấu thầu năm 2013 và quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình. Yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng, đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng và kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều chỉnh giá hợp đồng (trong trường hợp nhà thầu thi công đã tạm ứng hợp đồng vượt mức tối thiểu) chưa đúng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và khoản 4 Điều 2 Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

Lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán đối với một số dự án không đúng thời hạn theo quy định tại Điều 19 Thông tư 19/2011/TT-BTC và Điều 22 Thông tư 09/2016/TT-BTC (trong đó, có dự án chậm trên 24 tháng).

Kết luận của Thanh tra Chính phủ khẳng định, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ 2011 - 2019 chịu trách nhiệm chung trong chỉ đạo điều hành; Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND các đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chính đối với các vi phạm, thiếu sót đã nêu trên.

Yphong

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương: 10 vấn đề cần xử lý trong đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.