0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 24/07/2023 08:24 (GMT+7)

Bảng xếp hạng doanh nghiệp F&B tại Việt Nam

Theo dõi KT&TD trên

Báo cáo tổng thể của Decision Lab đã chỉ ra sức mạnh và tiềm năng đáng kể của các thương hiệu lớn trên thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam (F&B).

Decision Lab, đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam, công bố Bảng xếp hạng F&B của Decision Lab 2023, dành cho các thương hiệu lớn trong thị trường F&B tại Việt Nam. Dữ liệu cho bảng xếp hạng được lấy từ YouGov BrandIndex, công cụ theo dõi thương hiệu tổng hợp thu thập dữ liệu về hơn 400 thương hiệu Việt Nam hàng ngày.

Bảng xếp hạng này đánh giá sức khỏe thương hiệu tổng thể của các thương hiệu F&B dựa trên sáu chỉ số như Ấn tượng chung, Chất lượng, Giá trị, Danh tiếng doanh nghiệp, Sự hài lòng của khách hàng và Đề xuất.

Theo Bảng xếp hạng của Decision Lab 2023, KFC tiếp tục đứng đầu với số điểm 29,6, vượt xa các nhà hàng nổi tiếng khác như Lotteria, McDonald’s, Jollibee… Đây là năm thứ hai liên tiếp KFC đứng đầu bảng xếp hạng. Thứ hai là Highlands Coffee với số điểm 25, Trung Nguyên Legend đứng thứ ba với số điểm 20,2 và Phúc Long đứng thứ năm với số điểm 18,1.

Bảng xếp hạng doanh nghiệp F&B tại Việt Nam - Ảnh 1

Thị trường F&B Việt Nam đã phục hồi ấn tượng sau đại dịch và đang trải qua tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023, với doanh thu dự kiến tăng gần 610 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và có thể đạt 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026. Trong năm 2022, số lượng nhà hàng tại Việt Nam cũng tăng thêm 39% so với năm 2021.

Mặc dù nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức, thị trường F&B Việt Nam vẫn đang chiếm được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn và đang chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt từ các thương hiệu mới nổi như Phê La, Mixue hay Katinat. Năm 2023 được dự báo sẽ là một năm với nhiều chuyển biến thú vị trên thị trường F&B. Trong khi đó, các thương hiệu lớn như Highlands Coffee, The Coffee House hay KFC vẫn đang trong hành trình mở rộng chuỗi của mình.

Bảng xếp hạng doanh nghiệp F&B tại Việt Nam - Ảnh 2

Tuy nhiên, thị trường F&B Việt Nam cũng đang chứng kiến sự rời đi lặng lẽ của các thương hiệu lớn như Mellower Coffee hay Auntie Anne's do lựa chọn sai chiến lược và thời điểm, cùng với những khác biệt về văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

Bảo An

Bạn đang đọc bài viết Bảng xếp hạng doanh nghiệp F&B tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.