0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 18/06/2024 08:59 (GMT+7)

Bắc Giang xuất khẩu vải thiều vào nhiều thị trường khó tính

Theo dõi KT&TD trên

Bắc Giang xuất khẩu thành công trên 24.000 tấn vải thiều vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, và Australia. Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 67.000 tấn, trong đó 43.000 tấn tiêu thụ trong nước.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, tính đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ khoảng 67.000 tấn vải thiều, chiếm khoảng 67% sản lượng vải toàn tỉnh; trong đó vải sớm đã tiêu thụ trên 45.400 tấn, vải chính vụ tiêu thụ được gần 21.600 tấn. Hiện, vải sớm đã tiêu thụ cơ bản xong, người dân đang tập trung tiêu thụ vải chính vụ.

Vải thiều Bắc Giang chinh phục thành công nhiều thị trường khó tính. (Ảnh minh họa)
Vải thiều Bắc Giang chinh phục thành công nhiều thị trường khó tính. (Ảnh minh họa)

Ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang, cho biết giá bán vải năm nay đã tăng đáng kể so với các năm trước. Giá vải chín sớm dao động từ 25.000-70.000 đồng/kg, trong khi giá vải chính vụ hiện tại từ 55.000-85.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

"Mức giá này gấp đôi so với giá thu mua của năm ngoái," ông Tặng chia sẻ.

Vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ thuận lợi ở nhiều thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt đã xuất khẩu thành công vào nhiều "thị trường khó tính." Trong số trên 67.000 tấn đã tiêu thụ, có trên 43.000 tấn tiêu thụ thị trường trong nước, còn lại là xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Australia…

Sản lượng xuất khẩu vào các "thị trường khó tính" ngày càng tăng, trong đó đã xuất khẩu vào thị trường Mỹ 23 tấn, Nhật Bản 30 tấn, EU 53 tấn, Australia 39 tấn, Canada 16 tấn...

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm nay, sản lượng vải thiều chính vụ giảm khoảng 50% sản lượng nhưng chất lượng vải thiều cao nhất từ trước đến nay do người trồng vải trên địa bàn tỉnh tiếp tục ứng dụng tốt hơn tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong canh tác. Cùng với đó, các ngành chức năng đã chuẩn bị tốt điều kiện cho xuất khẩu.

Năm 2024, toàn tỉnh tập trung chỉ đạo sản xuất 223 mã số vùng trồng với diện tích trên 17.100ha, sản lượng ước đạt 34.000 tấn phục vụ xuất khẩu đi các thị trường; trong đó 130 mã số vùng trồng, diện tích trên 16.000ha xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, sản lượng ước đạt 30.000 tấn; 103 mã số vùng trồng, sản lượng khoảng 4.000 tấn xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao.

Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại như hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối, tiếp cận, đàm phán, ký kết hợp tác để xuất khẩu vải thiều sang các thị trường hiệu quả.

Năm nay, tổng diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang là 29.700ha, sản lượng ước trên 100.000 tấn (bằng khoảng 50% so với năm 2023); trong đó vải chín sớm có diện tích 7.700ha, sản lượng ước 50.000 tấn; vải chính vụ diện tích 22.000ha, sản lượng ước 50.000 tấn; vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 15.600ha, sản lượng ước 50.000 tấn; duy trì vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 82ha, sản lượng ước 500 tấn. Các vùng vải được chăm sóc theo quy trình bảo đảm an toàn, thời gian thu hoạch từ 20/5 - 30/7, trong đó thu hoạch vải sớm từ 20/5 - 15/6, vải chính vụ từ 10/6 trở đi.

Dự kiến, tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu của tỉnh khoảng 70.000 tấn, chiếm 70% sản lượng./.

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang xuất khẩu vải thiều vào nhiều thị trường khó tính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thương mại điện tử Việt Nam "khát" nhân lực thực chiến
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam bùng nổ nhưng lại đối mặt nghịch lý "khát" nhân sự trầm trọng. Trong khi doanh nghiệp "đỏ mắt" tìm người có kỹ năng thực chiến, sinh viên mới ra trường vẫn loay hoay lời giải cho bài toán này?
Giá xăng giảm nhờ thuế VAT xuống còn 8%
Theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, mặt hàng xăng được giảm thuế từ 10 xuống còn 8%. Do đó, giá xăng đã giảm tại kỳ điều hành ngày 1/7/2025.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.