0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 11/05/2024 13:49 (GMT+7)

Hải Dương đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực khác

Theo dõi KT&TD trên

Vải thiều là một trong 8 loại nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương. Trong năm 2024, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm tăng cường kết nối, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thông đa dạng, thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế. Hải Dương được đánh giá là địa phương có tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp với sản phẩm nông sản đa dạng, phong phú, chất lượng và sản lượng cao. Toàn tỉnh hiện có trên 60% diện tích đất nông nghiệp, đất đai phì nhiêu, màu mỡ và trên 70% dân số sống ở nông thôn.

Hằng năm, Hải Dương sản xuất khoảng 750.000 tấn gạo, 900.000 tấn rau, củ, 300.000 tấn quả và khoảng 200.000 tấn thịt gia súc, gia cầm và thủy sản. Hầu hết nông sản của tỉnh đã được đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, chứng nhận OCOP, truy xuất nguồn gốc; hình thành mô hình chuỗi liên kết. Nhiều sản phẩm được xuất khẩu với số lượng lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng tới nhiều nước, trong đó có các thị trường cao cấp như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đem lại giá trị kinh tế cao.

Vải thiều là 1 trong 8 sản phẩm nông sản chủ lực của Hải Dương được sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chăm sóc theo quy trình VietGAP đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Trong những năm qua, cây vải luôn có một vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương; chiếm 10% trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

Hải Dương đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực khác

Tỉnh Hải Dương đẩy mạnh triển khai các giải pháp kết nối tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà trên địa bàn tỉnh. Ảnh: ML.

Hiện nay, địa phương này duy trì 8.850 ha trồng vải, trong đó có 2.750 ha vải sớm và 6.100 ha vải thiều chính vụ, cho sản lượng khoảng 55.000-60.000 tấn/năm. Cùng với xuất khẩu, lượng cung ứng ra tỉnh ngoài (Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh khác) bình quân khoảng 20.000 tấn; xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 15.000 tấn. Do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, dự kiến sản lượng vải toàn tỉnh năm 2024 đạt từ 40.000- 45.000 tấn.

Năm 2024, huyện Thanh Hà có 3.282 ha vải, trong đó vải sớm khoảng 1.900 ha, còn lại là vải thiều chính vụ. Theo đánh giá sơ bộ, năm nay, sản lượng vải của huyện ước khoảng 20.000-22.000 tấn. Vải thiều Thanh Hà được tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường lớn, cao cấp như: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia... Trong đó, lượng cung ứng ra các tỉnh, thành phố bình quân hằng năm khoảng 20.000 tấn; xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 15.000 tấn. Hiện nay, vải sớm của Thanh Hà đang được bán với mức giá khoảng 120.000 đồng/kg. Dự kiến giá thu mua xuất khẩu sẽ tăng cao.

Huyện Thanh Hà hiện có 500 ha vải được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP trong đó có 450 ha VietGAP và 50 ha GlobalGAP. Năm 2024, dự kiến chứng nhận đạt chuẩn VietGAP khoảng 50 ha và chứng nhận GlobalGAP 10ha. Năm nay, huyện Thanh Hà tiếp tục duy trì 167 mã số vùng vải đủ điều kiện xuất khẩu (48 mã xuất khẩu sang Trung Quốc, 39 mã xuất khẩu đi Australia, 38 mã xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 34 mã xuất khẩu Nhật Bản, 8 mã xuất khẩu Thái Lan). Tiếp tục duy trì 12 cơ sở đóng gói với 21 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu được cấp phép.

Thời gian qua, tỉnh Hải Dương chú trọng công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu nông sản của tỉnh; trong đó có vải thiều. Liên tục trong 3 năm (2021 đến 2023) UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức 3 sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng như: Hội nghị Xúc tiến thương mại vải thiều; Lễ mở vườn thu hái vải; đưa vải thiều lên các chuyến bay nội địa và quốc tế; tham dự các sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư quốc tế tại Nhật Bản, Anh, Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ, Australia và New Zealand… qua đó, góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu vải thiều Thanh Hà nói riêng, nông sản Hải Dương nói chung trên thị trường trong nước và thế giới; thúc đẩy liên kết, tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu

Hải Dương đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực khác

Cùng với vải thiều, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh trong đó có cà rốt được ngành chức năng tỉnh thúc đẩy tiêu thụ.

Sở Công Thương Hải Dương cho biết, để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các nông sản tỉnh, Hải Dương đã và đang chủ động nhiều giải pháp.Theo đó, tập trung xây dựng hệ thống sản xuất, phân phối hàng hóa chuyên nghiệp và hiệu quả thông qua việc chủ động định hướng sản xuất, xây dựng liên kết trong sản xuất; tăng cường quảng bá sản phẩm; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài. Cùng với đó, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, định hướng về bảo quản, chế biến, tiêu thụ vải thiều; tích cực tổ chức đưa vải thiều và nông sản của tỉnh quảng bá tới các thị trường trong và ngoài nước.

Hải Dương cũng nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc kết nối với các bộ, ngành và thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và cho các sản phẩm nông nghiệp; tọa đàm giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất, tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông nghiệp; lập cơ sở dữ liệu thông tin về sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh; cập nhật, dự báo thị trường, các rào cản kỹ thuật, các nhà nhập khẩu, tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh...

Thu Thủy

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực khác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.