0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 08/10/2023 14:32 (GMT+7)

9 tháng đầu năm Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng ước đạt hơn 97.500 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Quý III/2023, nền kinh tế TP Đà Nẵng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài sự tăng trưởng ổn định của lĩnh vực du lịch, phần lớn các ngành nghề kinh tế khác có xu hướng giảm so với cùng kỳ.

Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, kinh tế thành phố quý III/2023 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, ngoại trừ sự tăng trưởng ổn định của lĩnh vực du lịch, dịch vụ còn lại phần lớn các ngành kinh tế có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, một số ngành giảm so với quý trước, đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của quý III và 9 tháng đầu năm 2023.

Quy mô nền kinh tế thành phố trong 9 tháng theo giá hiện hành ước đạt hơn 97.581 tỷ đồng, mở rộng gần 7.088 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, quy mô giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất với hơn 6.412 tỷ đồng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mở rộng gần 113 tỷ đồng, khu vực công nghiệp - xây dựng thu hẹp hơn 24 tỷ đồng trong đó, riêng lĩnh vực công nghiệp tăng 413 tỷ đồng, lĩnh vực xây dựng giảm 437 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng ước đạt hơn 97.500 tỷ đồng - Ảnh 1
Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng 9 tháng đầu năm ước đạt hơn 97.500 tỷ đồng.

Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, cơ cấu trong quy mô nền kinh tế TP Đà Nẵng 9 tháng năm 2023 tiếp tục có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực so với cùng kỳ năm trước theo xu hướng khu vực dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, từ 68,38% của cùng kỳ năm 2022 tăng lên 69,98% trong 9 tháng năm 2023; ngược lại khu vực công nghiệp - xây dựng 20,46% thu hẹp còn 18,94%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,27% (thu hẹp 0,07 điểm phần trăm); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ổn định với tỷ trọng 1,81% (cùng kỳ 1,82%).

Khu vực thương mại và dịch vụ tiếp tục là điểm sáng đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của TP Đà Nẵng. 9 tháng đầu năm 2023 khu vực dịch vụ ước tăng 4,44 %, đóng góp 3,07 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP chung, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,54% đóng góp 0,5 điểm, khu vực lâm nghiệp thuỷ sản tăng 0,13%, riêng khu vực công nghiệp xây dựng giảm 2,02% làm giảm 0,4 điểm phần trăm ủa mức tăng trưởng GRDP chung.

Trong đó, doanh thu lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt gần 3.777 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số khách du lịch do các cơ sở lữ hành phục vụ 9 tháng ước đạt 1,145 nghìn lượt, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế đạt 340,7 nghìn lượt, cao gấp 9,2 lần; khách trong nước đạt 752,1 nghìn lượt, gấp 2,1 lần; khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài đạt 52,1 nghìn lượt, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm 2022.

Doanh thu ngành dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 23.000 tỷ đồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ. Doanh thu 9 tháng ngành dịch vụ vận tải, kho bãi; bưu chính và chuyển phát ước đạt 23.805 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng qua, một số ngành trong khu vực dịch vụ có giá trị tăng thêm khá cao như: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 54,55%; dịch vụ khác tăng 34,98%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 26,98%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 18,49%...

9 tháng đầu năm Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng ước đạt hơn 97.500 tỷ đồng - Ảnh 2
Trong 9 tháng đầu năm TP Đà Nẵng đã tổ chức nhiều lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước như lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng 2023, giải Giải Golf Phát triển châu Á BRG Open Golf Championship Danang 2023…

Về thương mại hàng hóa, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2023 tăng 19,5% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 38,3%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 139,9% (là một trong những nhóm ngành có mức tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước); dịch vụ tiêu dùng khác tăng 27,7%.

Về hoạt động du lịch, cộng dồn 9 tháng năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 17.347 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu lĩnh vực lưu trú ước đạt 7.575 tỷ đồng, tăng 65,2%; lĩnh vực ăn uống đạt 9.772 tỷ đồng, tăng 22,9%. VA toàn ngành lưu trú và ăn uống 9 tháng ước tăng 24,53%, đóng góp 0,81 điểm phần trăm, với tỷ trọng đóng góp đạt 31,4% trong mức tăng GRDP chung 9 tháng năm 2023.

Khu vực thương mại và dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ chính, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của thành phố. 9 tháng đầu năm 2023, VA khu vực dịch vụ ước tăng 4,44% so với cùng kỳ, đóng góp 3,07 điểm phần trăm vào mức tăng 2,83% của GRDP chung 9 tháng.

Trong 9 tháng qua, một số ngành trong khu vực dịch vụ có giá trị tăng thêm khá cao như: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 54,55%; dịch vụ khác tăng 34,98%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 26,98%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 18,49%...

Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 5.862 nghìn lượt, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách quốc tế đạt 1.602 nghìn lượt, cao gấp 5,9 lần so với cùng kỳ; khách trong nước đạt 4.260 nghìn lượt, tăng 69,7% so với cùng kỳ.

Bình Dương

Bạn đang đọc bài viết 9 tháng đầu năm Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng ước đạt hơn 97.500 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.