0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 18/09/2023 09:11 (GMT+7)

Cao su Đà Nẵng: Lợi nhuận suy giảm 50%, hàng tồn kho liên tục tăng cao

Theo dõi KT&TD trên

Do chi phí bán hàng ở mức cao, lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng trong đợt này chỉ đạt 76 tỷ đồng, giảm mạnh 73 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp này chiếm gần một nửa nguồn vốn.

tm-img-alt
Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.

Theo báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2023, Cao su Đà Nẵng có doanh thu đạt 2.274 tỷ đồng, giảm 157 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận gộp đạt 260 tỷ đồng, giảm 144 tỷ đồng.

Do chi phí bán hàng ở mức cao, lợi nhuận sau thuế của Cao su Đà Nẵng trong đợt này chỉ đạt 76 tỷ đồng, giảm mạnh 73 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Tình đến hết 6 tháng đầu năm 2023, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn với 1.740 tỷ đồng, giảm 169 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Nợ phải trả cũng giảm từ 1.508 tỷ đồng xuống còn 1.383 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nợ của Cao su Đà Nẵng chủ yếu là nợ ngắn hạn với 1.381 tỷ đồng. Nếu xét về khả năng thanh toán của ngắn hạn, doanh nghiệp này vẫn có khả năng thanh toán được nợ khi hệ số tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn trên 1. Khi trừ hàng tồn kho ra, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp này lại không đảm bảo khi hệ số này chỉ ở mức 0,6 lần.

Như vậy, cơ cấu tài sản của Cao su Đà Nẵng có tỷ lệ lớn là hàng tồn kho với 1.268 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng vốn của doanh nghiệp này (tổng nguồn vốn 3.124 tỷ đồng). Ngoài ra, hàng tồn kho của doanh nghiệp này tăng nhanh và liên tục trong 3 năm (2020 - 2022) từ 787 tỷ đồng lên 1.707 tỷ đồng.

Hiện nay, Cao su Đà Nẵng đã có một giao dịch tại Ngân Hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Chi Nhánh Hải Vân (địa chỉ tại số 339 Nguyễn Lương Bằng, Q. Liên Chiểu,TP. Đà Nẵng).

Theo đó, tài sản đảm bảo cho giao dịch này là các khoản phải thu của bên thế chấp tại khoản mục “Phải thu ngắn hạn của khách hàng” trên bản cân đối kế toàn của bên thế chấp phát sinh từ các Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng mua bán và các văn bản sửa đổi bổ sung Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng mua bán hoặc/và Văn bản thỏa thuận/Đơn hàng, Biên bản xác nhận công nợ được ký kết giữa Bên thế chấp và Khách hàng, đối tác (Tổ chức/cá nhân) trước và sau thời điểm ký Hợp đồng thế chấp các khoản phải thu này. Tài sản thế chấp có giá trị tương ứng với tỷ lệ tài trợ vốn của BIDV so với các tổ chức tín dụng khác nhưng tại mọi thời điểm không thấp hơn 50.000.000.000 đồng.

Mới đây, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng đã thông báo về 3 quyết định xử phạt vi phạm thuế và hải quan với tổng số tiền bị xử phạt lên tới hơn 102,4 triệu đồng.

Cụ thể, Cục thuế TP. Đà Nẵng đã Quyết định xử phạt Cao su Đà Nẵng vì đã có hành vi kê khai sai dẫn đến tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn nhưng chưa được hoàn thuế của kỳ hoàn thuế tháng 11/2022 và tháng 12/2022. Doanh nghiệp này còn áp dụng tình tiết tăng nặng vì đã vi phạm nhiều lần. Tổng số tiền phạt là 13,65 triệu đồng.

Tiếp theo đó, ngày 21/8/2023, Cục Hải quan TP. Đà Nẵng – Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Hòa Khánh – Liên Chiểu đã ra quyết định xử phạt Cao su Đà Nẵng do khai sai về tên hàng, mã số hàng hoá, thuế suất hàng hoá nhập khẩu dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hoá đã được thông quan.

Bên cạnh đó, Cao su Đà Nẵng còn vi phạm khai sai tên hàng, mã số so với thực tế hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế và tự phát hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan quá 60 ngày kể từ thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hoá đã được thông quan. Tổng hình phạt đối với hai hành vi trên là gần 49,03 triệu đồng.

Cuối cùng, cũng trong ngày 21/8/2023, Cục Hải quan TP. Đà Nẵng – Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Hòa Khánh – Liên Chiểu đã quyết định xử phạt Cao su Đà Nẵng vì hai hành vi. Tổng số tiền phạt cho hành vi là 39,78 triệu đồng.

Bạn đang đọc bài viết Cao su Đà Nẵng: Lợi nhuận suy giảm 50%, hàng tồn kho liên tục tăng cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.