0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 15/08/2023 09:32 (GMT+7)

Việt Nam vay nợ nước ngoài thêm 530 tỷ USD trong 7 tháng

Theo dõi KT&TD trên

Lũy kế 7 tháng của năm 2023, Chính phủ thực hiện ký kết 6 hiệp định vay nước ngoài với Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng trị giá ký kết khoảng 531,79 triệu USD.

Thông tin từ Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), trong tháng 7/2023, Chính phủ thực hiện ký kết 3 hiệp định vay Chính phủ Nhật Bản với tổng giá trị 434,45 triệu USD.

Theo đó, khoản vay lớn nhất là thỏa thuận vay hỗ trợ ngân sách trị giá 50 tỷ Yên cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hậu Covid-19. Đây là khoản vay thuộc chương trình ODA thế hệ mới được triển khai trên cơ sở cam kết của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản với lãi suất ưu đãi nhất từ trước đến nay, theo cơ chế giải ngân nhanh, hòa đồng trực tiếp vào ngân sách nhà nước. Khoản vay này được triển khai với thủ tục nhanh chóng, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ hai nước cam kết cho đến khi hoàn thành ký thỏa thuận vay chỉ trong vòng 1 năm.

Việt Nam vay nợ nước ngoài thêm 530 tỷ USD trong 7 tháng

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng triển khai ký kết 2 thỏa thuận vay cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của hai tỉnh Bình Dương và Lâm Đồng.

Trong đó, khoản vay cho dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương trị giá 6,3 tỷ Yên được triển khai trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông thông qua việc phát triển hệ thống xe buýt nhanh kết nối giao thông giữa tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, tạo tiền đề để phát triển hệ thống giao thông định hướng dọc tuyến metro.

Còn khoản vay cho dự án cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1) trị giá 4,7 tỷ Yên có mục tiêu hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng với các tiểu dự án trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi và trung tâm giao dịch hoa.

Với 3 khoản vay được ký kết lần này, Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam với tổng số vốn cam kết đến nay lên tới hơn 2.567 tỷ Yên, tương đương khoảng hơn 23 tỷ USD.

Các dự án vay vốn Nhật Bản có phạm vi đối tượng sử dụng vốn vay đa dạng như giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, ứng phó với biến đổi khí hậu... đã và đang đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Cũng theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, trong tháng 7 thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 898 tỷ đồng, trong đó, cấp phát khoảng 790 tỷ đồng và cho vay lại khoảng 108 tỷ đồng.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, rút vốn vay nước ngoài khoảng 16.762 tỷ đồng (tương đương 711 triệu USD), đạt gần 18,4% kế hoạch; trong đó, cấp phát khoảng 12.216 tỷ đồng (tương đương 518,1 triệu USD), cho vay lại khoảng 4.546 tỷ (tương đương 192,9 triệu USD).

Tổng hợp trong tháng 7, tổng vay trong nước và nước ngoài của Chính phủ khoảng 24.877 tỷ đồng, trong đó, vay cho ngân sách trung ương khoảng 24.769 tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 108 tỷ đồng.

Như vậy, lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, tổng vay trong nước và nước ngoài khoảng 235.479 tỷ đồng, bằng 36,5% kế hoạch, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 230.933 tỷ đồng, bằng 37,2% kế hoạch vay của ngân sách trung ương; vay về cho vay lại khoảng 4.546 tỷ đồng, đạt 19,4% kế hoạch vay lại.

Còn tổng trả nợ của Chính phủ khoảng 210.421 tỷ đồng, trong đó, trả nợ trực tiếp khoảng 193.979 tỷ đồng (64,3% kế hoạch), trả nợ cho vay lại khoảng 16.442 tỷ đồng (48,5% kế hoạch).

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam vay nợ nước ngoài thêm 530 tỷ USD trong 7 tháng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khúc bạch vải thiều: Khi món tráng miệng mùa vụ trở thành "ngôi sao" trên mạng xã hội hè 2025
Mỗi khi mùa hè đến, thị trường ẩm thực và đồ uống lại sôi động với sự lên ngôi của những món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, mang đến cảm giác sảng khoái. Mùa hè năm 2025 cũng không ngoại lệ, và "ngôi sao" đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng những người yêu ẩm thực chính là món khúc bạch vải thiều
Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.
Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.