0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 16/12/2023 09:00 (GMT+7)

Việt Nam - thị trường F&B hấp dẫn đối với doanh nghiệp Singapore

Theo dõi KT&TD trên

Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư F&B nhờ dân số đông, tầng lớp trung lưu gia tăng và xu hướng tiêu dùng nâng cao. Theo các chuyên gia, thị trường F&B Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng cho đầu tư lĩnh vực F&B, đặc biệt là đối với doanh nghiệp Singapore. Với dân số hơn 100 triệu người, tầng lớp trung lưu gia tăng và nền ẩm thực phong phú, Việt Nam mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp F&B trong nước và quốc tế.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2023 đạt gần 28,85 tỷ USD. Trong số 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2023, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 3,31 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Một trong các lĩnh vực được doanh nghiệp Singapore quan tâm và được đánh giá mang lại nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới là thị trường F&B (ngành Thực phẩm và Đồ uống) tại Việt Nam.

Bà Janice Lee, Giám đốc FHA - Food & Beverage, Infoma Markets, cho biết Việt Nam được xem là một thị trường xuất khẩu tiềm năng tập trung vào các ngành công nghiệp đặc biệt là lĩnh vực ẩm thực. Sự phát triển phong phú của ẩm thực Việt Nam thu hút các thương hiệu FMCG (Fast Moving Consumer Goods - ngành hàng tiêu dùng nhanh).

Việt Nam - thị trường F&B hấp dẫn đối với doanh nghiệp Singapore - Ảnh 1

“Một trong các quốc gia đang tích cực đưa thương hiệu của mình vào Việt Nam đó là Singapore. Các loại rượu cao cấp của Singapore đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam”, bà Janice Lee cho biết thêm.

Bên cạnh đó, theo bà Janice Lee, ngoài lĩnh vực ẩm thực, thị trường rượu vang tại Việt Nam cũng được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ nhờ vào mức sống tăng cao, văn hóa rượu vang phát triển nhanh chóng cùng với sở thích của người tiêu dùng ngày càng chuyển hướng với những sự lựa chọn cao cấp hơn.

Đồng tình, bà Jovel Chan, Cố vấn F&B, Nhà sáng lập SaiGon Social, cho rằng thị trường đồ uống của Việt Nam rất khổng lồ. “Cùng với đó, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới biết đến về một đất nước có nền ẩm thực phong phú, với nhiều nhà hàng, khách sạn đã được Michelin đánh giá”, bà Jovel Chan cho biết thêm.

Ngoài ra, theo bà Jovel Chan, những năm gần đây không chỉ những nhà hàng mà những khách sạn hàng đầu đã và đang hướng đến thị trường Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở các thành phố như TP.HCM, Hà Nội mà nhiều khách sạn lớn mang thương hiệu quốc tế như Marriott, Hilton, Renaissance, Movenpick, Melia… đã hiện diện tại nhiều địa điểm khác như Đà Nẵng, Cam Ranh, Hội An… mang đến nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp F&B Việt Nam.

Tuy nhiên, bà Jovel Chan cũng khuyến nghị các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành F&B cần phải nâng cấp năng lực nội tại của doanh nghiệp từ các sản phẩm, dịch vụ và cả nhân lực.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Điệp Đỗ, Brand Manager, Công ty Cổ phần Đại Tân Việt (New Viet Dairy), cho rằng doanh nghiệp Việt cần cập nhật kiến thức thường xuyên về những sản phẩm đang thịnh hành trên thế giới từ đó linh động tuỳ vào nhu cầu của bản thân doanh nghiệp để điều chỉnh sản phẩm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đảm bảo mục tiêu linh hoạt tiếp cận và tương tác với chuyên gia, đối tác khu vực, quốc tế để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu, giao thương trong những lĩnh vực mới của ngành thực phẩm, đồ uống.

Bảo Anh

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam - thị trường F&B hấp dẫn đối với doanh nghiệp Singapore. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).